RSS Feed for Thủy điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 05:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thủy điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại

 - Một thập kỷ sau ngày khánh thành đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới xây trên sông Dương tử, Bắc Kinh phát triển một mạng lưới 50 đập thủy điện khổng lồ trên toàn quốc. Nhu cầu năng lượng không giới hạn này của Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng cho các nước láng giềng và … nhân dân Trung Quốc.

 

>> Việt Nam trước nguy cơ tác động từ thượng nguồn MeKong
>> Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu
>> Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông
>> Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn
>>  Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo
>> Đấu tranh đòi ngưng xây đập thủy điện trên sông Nộ
>> Thủy điện Tây Nguyên cuối mùa khô

Được xem là giải pháp điều chỉnh lưu lượng sông Dương Tử, bảo vệ dân cư thường xuyên là nạn nhân của lũ lụt, tuy nhiên, đập Tam Hiệp đã gây ra những hệ quả tai hại mà giới bảo vệ môi trường đã cảnh báo trước.

Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới xây trên sông Dương tử đã chôn vùi hàng trăm thành phố, làng mạc và hơn 1,2 triệu dân phải di tản đi nơi khác. Bất chấp lời ca thán của dân gian và làn sóng phản đối của giới bảo vệ môi trường, Bắc Kinh vẫn tiến hành một chính sách thủy điện đầy tham vọng, với hơn 50 dự án trong kế hoạch năm năm 2011 - 2015.

Nhu cầu năng lượng không giới hạn của Trung Quốc là động lực thúc đẩy Bắc Kinh bất chấp mọi hệ quả cho con người và môi trường. Chỉ riêng trên sông Dương Tử, 29 đề án đang và sẽ được thực hiện.

Đập Tam Hiệp với năng suất tương đương với 12 lò hạt nhân là mô hình cho các đập kế tiếp. Được xem là giải pháp điều chỉnh lưu lượng sông Dương Tử, bảo vệ dân cư thường xuyên là nạn nhân của lũ lụt, đập Tam Hiệp đã gây ra những hệ quả tai hại mà giới bảo vệ môi trường đã cảnh báo trước. Cụ thể là vào năm 2011, lưu lượng sông Dương Tử xuống đến mức thấp kỷ lục được ghi nhận từ 50 năm qua. Chính quyền Trung Quốc phải thừa nhận "có nhiều vấn đề khẩn cấp" do đập Tam Hiệp gây ra, một là cho môi trường thiên nhiên và hai là chính sách tái định cư cho dân bị di dời chổ ở. Trong khi đó thì mưa lũ đã đổ xuống các thành phố ở hạ nguồn giết chết hàng trăm người.

Số phận của hàng triệu dân phải di dời cũng rất bi thảm. Một nạn nhân 69 tuổi than thở với AFP là chính quyền cấp cho ông mảnh đất ở một nơi xa xôi không ai muốn đến, không làm ăn gì được. Nói chung là những người bị trưng thu đất đai chỉ nhận được món tiền bồi thường không xứng đáng.

Nạn nhân thứ ba là tình trạng lưu thông trên sông Dương Tử. Con đường huyết mạch nối liền Trùng Khánh ra biển bị gián đoạn vì đập thủy điện. Tàu thuyền phải chờ cả tuần để qua đập khiến cho phần lớn thương vụ trên sông bị mất khách hàng.

Do quản lý kém, đập thủy điện biến thành nơi tích tụ hàng triệu tấn rác không kể đất đá trên núi tràn xuống và phân người. Từ khi có đập thủy điện, lượng cá trên sông giảm đi một cách nhanh chóng.

Trên thượng nguồn, giữa Tứ Xuyên và Vân Nam, hồ Khê Lạc Độ, một đập thủy điện khác vừa được xây dựng xong, đang trong tiến trình tích nước kể từ ngày 4/05/2013 và dự trù sẽ phát điện từ tháng 6. Khê Lạc Độ, cao 285,5 mét, được xem là đập lớn nhất thế giới nếu tính theo lượng nước xả. Giữa tháng 5, bộ môi trường cũng đã bật đèn xanh cho xây một đập khổng lồ khác, cao 314 mét, trên sông Đại độ.

Trên sông Nộ Giang ở Vân Nam, chính quyền Trung Quốc cho phép xây một loạt 5 đập thủy điện trên tổng số 13 đề án, bất chấp hệ quả cho sinh thái. Trước cuộc tranh đấu mãnh liệt của dân chúng địa phương và giới bảo vệ môi trường, năm 2004, chính phủ Trung Quốc phải hủy bỏ một dự án để xoa dịu công luận Trung Quốc. Vấn đề là sông Nộ Giang chảy sang láng giềng Miến Điện và Thái Lan với tên gọi Salween.

Nhu cầu phát triển thủy điện của Trung Quốc đe dọa đời sống của các nước lân cận. Tháng 3/2013, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã chỉ trích ba dự án xây đập trên dòng sông Bramapoutre phát nguyên từ Tây Tạng và chảy xuống Ấn Độ. Nhiều quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Cam Bốt, Miến Điện, Việt Nam đã bị lòng tham của Trung Quốc biến thành nạn nhân mà tương lai kinh tế và nông nghiệp tùy thuộc vào ý muốn của Bắc Kinh.

Theo nhận định của nhà bảo vệ môi trường Đới Thanh, cán bộ chính quyền địa phương và giới doanh nghiệp móc ngoặc với nhau để thủ lợi. Đối với những kẻ này thì môi trường và cuộc sống của nhân dân không có ý nghĩa gì.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng...
Trò 'ngoại giao sức mạnh' của Trung Quốc sẽ trả giá đắt
Biển Đông: Sau 45 phát súng của Philippines!
Tập Cận Bình đang mạo hiểm với “Giấc mơ Trung Hoa”?
Muốn hiểu Trung Quốc hãy coi lịch sử Việt Nam
Hàn Quốc chọn đối sách nào cho vấn đề Triều Tiên?

Nguồn: viet.rfi.fr

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động