RSS Feed for Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 08:02
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 8)

 - Hiện nay than tiêu thụ đang chiếm trên 30% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức, chuyên gia, chủ yếu là quốc tế đưa những nhận định, quan điểm quá khích: "Than là nhơ nhuốc", là nguồn "năng lượng bẩn", "than là nguồn gốc gây chết người"... Thiết nghĩ, chúng ta nên tiến hành nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá khách quan để tìm cách sử dụng hợp lý nguồn "vàng đen" quý giá này.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 1)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 2)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 3)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 4)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 5)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 6)
Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Bài 7)

BÀI 8: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐIỆN THAN TRÊN THẾ GIỚI

Từ nhiều năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhân loại. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều hoạt động cổ vũ và yêu cầu các nước tìm cách giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, với mục đích là bảo vệ hành tinh và nhân loại phát triển bền vững. Một yếu tố quan trọng gây nên hiện tượng nóng lên của trái đất, làm BĐKH là phát thải khí nhà kính (KNK), mà chủ yếu là CO2, từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Trong đó, phát thải CO2 chủ yếu phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu, mà than chiếm tỷ trọng cao nhất.

Sản xuất, tiêu thụ than thế giới

Than là một loại nhiên liệu có lịch sử phát triển khá lâu đời. Có thể nói thế kỷ 19 là thế kỷ của than đá, thường được gọi là "vàng đen". Sự phát triển của than đá không thể tách rời cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 19 và những đổi thay công nghệ mà cuộc cách mạng này mang lại.

Các chủng loại than

Thành phần cấu tạo của than gồm có: cacbon, hydro, oxy và nitơ. Tùy theo thành phần cấu tạo, tỷ trọng than được phân thành các loại chính.

Một là: Than bùn, hàm lượng carbon thấp 35-40%, nhưng hàm lượng nước cao 40-45%. Nhiên liệu này cung cấp ít nhiệt và tạo ra nhiều xỉ. Nhiệt trị thấp khoảng 3.000-3.500 kcal/kg.

Hai là: Than nâu, hàm lượng cacbon cao hơn so với than bùn 55-65%, nhiệt trị còn tương đối thấp khoảng 4.000-6.000 kcal/kg.

Ba là: Than mỡ, hàm lượng cacbon cao hơn so với than nâu 70-80%, nhiệt trị khá cao khoảng 6.000-8.000 kcal/kg.

Bốn là: Than đá, hàm lượng cacbon rất cao 60-80%, nhiệt trị khoảng 6.000-8.500 kcal/kg.

Năm là: Ngoài ra có thể kể tới than củi (hay còn gọi than hoa), được sản xuất từ củi gỗ, nhiệt trị khá cao khoảng 7.000kcal/kg.

Trữ lượng than

Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác xấp xỉ 1.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than phân bổ khá đều ở các vùng, nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibat và Xibêri), Ucraina (vùng Đôn-bat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Ba Lan... Chi tiết hơn trình bày trong bảng 1).

Bảng 1. Trữ lượng than thế giới theo các khu vực tính đến cuối 2014 [1]

Đơn vị: Triệu tấn

Bắc Mỹ

245.088

Châu Á Thái Bình Dương

288.328

Hoa Kỳ

237.295

Trung Quốc

114.500

Trung và Nam Mỹ

14.641

Úc

76.400

Châu Âu

310.538

Ấn Độ

60.600

Nga

157.010

Inđônêsia

28.017

Châu Phi

32.936

Toàn cầu

891.531

 

Tình hình sản xuất, tiêu thụ than trên thế giới

Hiện tại, sản xuất than trên toàn thế giới đạt gần 4 tỷ TOE, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Úc. Nếu tính với mức trữ lượng đã biết và sản xuất, tiêu thụ than hiện nay, nguồn than có thể sử dụng trong vòng 250 năm. Than tiêu thụ toàn cầu theo các châu lục giai đoạn 2008 - 2012, được trình bày trong bảng 2[1,2].

Bảng 2. Tiêu thụ than toàn cầu theo các châu lục giai đoạn 2005-2014

Đơn vị: triệu TOE

Vùng/ Quốc gia

2005

2007

2010

2012

2014

Bắc Mỹ

621,5

620,4

567,5

488,8

488,9

Trong đó: Mỹ

574,5

573,3

525,0

437,9

453,4

Canada

31,0

31,2

25,2

21,2

21,2

Trung và Nam Mỹ

22,1

24,4

27,3

30,1

31,6

Châu Âu

517,4

542,0

490,2

529,9

476,5

Trong đó: Đức

81,3

86,7

77,1

80,5

77,4

Anh

37,4

38,4

30,9

38,9

29,5

Pháp

13,4

12,8

11,5

11,1

9,0

Nga

94,6

93,9

90,5

98,4

85,2

Ukraina

37,5

39,8

38,3

42,7

33,0

Trung Đông

9,8

9,9

9,9

11,9

9,7

Châu Phi

89,0

91,5

100,0

95,3

98,6

Châu Á

1862,6

2169,2

2416,3

2659,3

2776,6

Trong đó:

Trung Quốc

1318,2

1573,1

1704,8

1922,5

1962,4

Ấn Độ

184,4

210,3

260,2

302,3

360,2

Nhật Bản

121,3

125,3

123,7

124,4

126,5

Inđônêsia

24,4

36,2

39,5

53,0

60,8

Thái Lan

11,2

14,2

15,8

16,8

18,4

Đài Loan

38,0

41,2

39,9

41,1

40,9

Hàn Quốc

54,8

59,7

75,9

81,1

84,8

Việt Nam

9,0

5,8

14,0

15,0

19,1

Toàn cầu

3122,4

3457,5

3611,2

3798,8

3881,8

So sánh lượng than sản xuất và tiêu thụ ở từng nước, từng khu vực chúng ta thấy rõ than chủ yếu được tiêu thụ tại nơi sản xuất, hay nói cách khác tính thương mại quốc tế của than yếu hơn nhiều so với dầu và các sản phẩm của dầu. Loại than tiêu thụ chủ yếu là than nâu.

Thị trường và giá than

Thị trường than quốc tế mới chỉ chiếm trên 10-15% sản lượng than khai thác. Việc buôn bán than gần đây phát triển nhờ giao thông đường biển thuận lợi, song sản lượng than xuất khẩu không tăng nhanh, chỉ dao động ở mức 550 đến 600 triệu tấn/năm.

Từ nhiều năm nay, Úc luôn là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm trên 35% (khoảng 200 triệu tấn) lượng than xuất khẩu. Tiếp sau là các nước: Trung Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Inđônêxia, Côlômbia, Canada, Nga, Ba Lan... Các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Italia, Anh... có nhu cầu rất lớn về than và cũng là các nước nhập khẩu than chủ yếu.

Nhìn chung giá than trên thị trường thế giới giai đoạn trước năm 2000 khá ổn định (ở mức 30-50USD/tấn), giai đoạn 2005-2010 giá than tăng ở mức 80-100USD/tấn, có nơi tới 150USD/tấn, sau năm 2010 đến nay do yêu cầu giảm thiểu KNK và tác động của giá dầu giảm, giá than có xu thế giảm (hiện nay ở mức 70-100USD/tấn).

Giá than thế giới theo khu vực trình bày trong bảng 3 [1,2].

Bảng 3. Giá than trên thị trường thế giới

Đơn vị: USD/tấn

Năm

Bắc Âu

Trung Mỹ

Nhật Bản-than cốc (CIF)

Nhật Bản - than lò hơi (CIF)

Asian

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

2014

35,99

32,65

72,06

64,11

147,67

92,50

92,50

75,38

29,90

33,2

64,90

62,96

118,79

71,63

72,06

69,0

39,69

42,01

60,96

93,46

179,02

158,95

191,46

114,41

34,56

36,90

51,34

63,04

122,81

105,19

133,61

97,65

31,76

30,41

72,42

56,47

148,06

105,43

105,50

77,89

 

Nếu chúng ta không xét giai đoạn 2011-2013 có giá dầu quá cao và giá dầu thấp của 2015, có thể thấy giá dầu những năm qua ở mức 70-80USD/thùng, tương đương 500-600USD/tấn. Với giá than nhập tại Nhật Bản vào mức cao (Bảng 3), dễ dàng thấy giá than tính theo trọng lượng thường chỉ bằng 15-20% giá dầu, tính theo nhiệt lượng chỉ khoảng 30-35% giá dầu. Chính vì vậy, mặc dù than khó sử dụng hơn dầu, gây phát thải KNK nhiều hơn dầu và các nhiên liệu khác, nhưng nó vẫn được sử dụng nhiều ở hầu khắp các nước. Lý do giá rẻ đóng vai trò chính khi lựa chọn sử dụng.

Đối với giá điện, nếu lấy giá than lò hơi ở Nhật Bản (Bảng 3), nhập khẩu để sản xuất điện làm điển hình và ước tính chi phí sản xuất điện, trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Ước tính chí phí sản xuất điện với than nồi hơi tại Nhật Bản

 

Năm

Giá than USD/t

Chi phí sản xuất điện

Cents/kWh

2000

2002

2004

2006

2008

2010

2014

35

37

52

63

122

105

97

2,90

3,08

4,66

5,10

10,20

8,76

8,16

 

Trong khi đó chi phí sản xuất điện từ dầu cao hơn từ than khoảng hai lần, còn để phát triển sử dụng NLTT, như đã biết chi phí còn rất cao, hầu hết các nước đều phải trợ giá.

Phát thải khí nhà kính từ tiêu thụ than

Kết quả kiểm kê KNK toàn cầu [1,2] cho thấy, tổng lượng phát thải CO2 đang ngày càng tăng lên, năm 2013 là trên 35 tỷ tấn CO2, tính theo đầu người là 5 tấn/người. Trong đó, Trung Quốc có phát thải lớn nhất (trên 10 tỷ tấn), thứ hai là Hoa Kỳ 5,3 tỷ, Ấn Độ trên 2 tỷ, Nga 1,8 tỷ, Nhật 1,36 tỷ tấn. Chi tiết hơn ở các châu lục và một số nước được giới thiệu trong bảng 5.

Chúng ta có thể phân tích chi tiết hơn, trong tổng phát thải KNK thì phát thải từ sử dung than chiếm khối lượng rất lớn, năm 2008, 2010, 2012, tương ứng là 12,3; 13,3; 13,7 tỷ tấn CO2, về tỷ trọng chiếm khoảng 40%. Chi tiết cho các châu lục và một số quốc gia trình bày trong bảng 6.

Bảng 5. Phát thải khí nhà kính toàn cầu và một số nước - tổng và đầu người năm 2013

 

Nước

Phát thải CO2 tr tấn

Phát thải đầu người, tấn/ng

Nước

Phát thải CO2 tr tấn

Phát thải đầu người, tấn/ng

Toàn cầu

Trung Quốc

Hoa Kỳ

EU

Ấn Độ

Nga

Nhật

CHLB Đức

Hàn Quốc

Canada

Indonesia

35.270,0

10.330,0

5.300,0

3,740,0

2.070,0

1.800,0

1.360,0

840,0

630,0

550,0

510,0

5,0

7,4

16,6

7,3

1,7

12,6

10,7

10,2

12,7

15,7

2,6

Saudi Arabi

Brasil

Anh

Mêxico

Iran

Australia

Italy

Pháp

Nam Phi

Balan

Việt Nam*

Vận tải quốc tế

490,0

480,0

480,0

470,0

410,0

390,0

390,0

370,0

330,0

320,0

255,0

1.070,0

16,6

2,4

7,5

3,9

5,3

16,9

6,4

5,7

6,2

8,5

2,8

-

 

Bảng 6. Phát thải KNK từ tiêu thụ than toàn cầu và các châu lục 2008 - 2012

Đơn vị: tấn CO­2

Vùng/Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Bắc Mỹ

Hoa Kỳ

Trung và Nam Mỹ

Brazil

Châu Âu

Pháp

Đức

Nga

Trung Đông

Châu Phi

Châu Á và Đại Dương

Trung Quốc

Ấn Độ

Nhật Bản

Việt Nam

2297,3

2139,5

89,0

44,1

1298,5

44,3

316,6

424,0

40,5

433,0

7491,4

5019,6

991,3

436,4

48,5

2012,5

1875,6

77,7

33,6

1173,6

39,5

281,0

344,0

36,9

420,2

8111,3

5534,8

1123,0

389,0

53,5

2127,1

1986,1

93,8

44,6

1212,4

42,1

300,0

417,4

39,8

415,0

8733,9

6018,3

1159,8

442,4

62,1

2003,2

1875,7

102,8

47,7

1263,2

36,0

302,4

418,5

42,3

406,7

9411,0

6612,7

1212,3

413,1

65,8

1780,2

1656,1

103,5

47,1

1273,7

39,9

305,1

472,6

51,2

406,9

9380,3

6512,7

1279,9

432,5

57,6

Toàn cầu

12354,7

12426,1

13312,0

13937,9

13787,9

Vai trò của than trong cân bằng năng lượng chung và sản xuất điện

Than là loại nhiên liệu được sử dụng rất sớm để cung cấp nhiệt năng và điện năng cho sản xuất và đời sống của nhân loại. Trong gần hai thế kỷ qua, than đóng vai trò chủ đạo, từ đầu thế kỷ 20, dầu, khí rồi năng lượng hạt nhân, gần đây năng lượng tái tạo, thay thế dần một phần than. Do than có trữ lượng lớn, giá rẻ nên cho tới nay than vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong cân bằng năng lượng toàn cầu. Năm 2014, tiêu thụ than gần 3881 triệu TOE (khoảng 7.000 triệu tấn), chiếm tỷ trọng 30% trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp.

Trung Quốc, hiện là quốc gia tiêu thụ nhiều than nhất thế giới với 1962 triệu TOE, thứ hai là Hoa Kỳ 453 triệu TOE, thứ ba là Ấn Độ 360 triệu TOE, thứ tư là Nhật Bản 126 triệu TOE. Chi tiết theo châu lục và một số nước được giới thiệu trong bảng 7 [2].

Bảng 7. Tiêu thụ năng lượng thế giới theo loại nguồn năng lượng 2014

Đơn vị: triệu TOE

 

Dầu

Khí TN

Than

HN

Thủy năng

NLTT

Tổng

Bắc Mỹ

Trong đó: Mỹ

Trung và Nam Mỹ

Trong đó: Brasil

Argentina

Châu Âu

Trong đó: Đức

Pháp

Nga

Anh

Trung Đông

Châu Phi

Châu Á

Trong đó: Trung Quốc

Nhật Bản

Ấn Độ

Việt Nam

1024,4

836,1

326,5

142,5

30,9

858,9

111,5

76,9

148,1

69,3

393,0

179,4

1428,9

520,3

196,8

180,7

18,7

866,3

695,3

153,1

35,7

42,4

908,7

63,8

32,3

368,3

60,0

418,6

108,1

610,7

166,9

101,2

45,6

9,2

488,9

453,4

31,6

15,3

1,3

476,5

77,4

9,0

85,2

29,5

9,7

98,6

2776,6

1962,4

126,5

360,2

19,1

216,1

189,8

4,7

3,5

1,3

266,1

22,0

98,6

40,9

14,4

1,0

3,6

82,5

28,6

-

7,8

-

153,5

59

155,4

63,6

9,3

195,7

4,6

14,2

39,3

1,3

5,2

27,5

341,6

240,8

19,8

29,6

12,3

73,6

65,0

21,5

15,4

0,7

124,4

31,7

6,5

0,1

13,2

0,3

2,9

94,1

53,1

11,6

13,9

0,1

2822,3

2298,7

692,8

296,0

85,8

2830,3

311,0

237,5

681,9

187,9

827,9

420,1

5334,6

2972,1

456,1

637,8

59,3

Toàn cầu

4211,1

3065,5

3881,8

574,0

879,0

316,9

12928,4

Riêng đối với sản xuất điện, những thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, nhiệt điện than chiếm trên 60% sản xuất điện toàn cầu, khoảng mười năm trở lại đây tỷ trọng nhiệt điện than giảm nhiều, tuy vậy vẫn còn chiếm tỷ trọng 40%. Các nước có tỷ trọng nhiệt điện than cao hiện nay là Trung Quốc khoảng 65%%, Hoa Kỳ 39%, kế tiếp là Nhật Bản, Nga. Sản xuất điện toàn cầu (tổng số và tỷ trọng) theo loại nguồn năng lượng được giới thiệu trong bảng 8 [1].

Bảng 8. Sản xuất điện toàn cầu theo loại nguồn năng lượng 2008 - 2014

 

2008

2010

2012

2014

Tỷ kWh

%

Tỷ kWh

%

Tỷ kWh

%

Tỷ kWh

%

Tổng SX điện

Than

Khí

Thủy năng

Điện hạt nhân

Dầu

Khác

19282

7759

4092

3179

2597

991

664

100

40

21

16,5

13,5

5,1

3,5

20385

8022

4528

3421

2630

910

857

100

39,3

22,2

17

12,9

4,4

4,2

21507

8470

4853

3645

2345

1012

1182

100

39,4

22,5

16,4

11

5,2

5,5

22433

8726

4933

3769

2417

1068

1520

100

38,9

22

16,8

10,7

4,8

6,7

 

Xu thế phát triển năng lượng hiện nay [1,2,3]

Nhu cầu năng lượng của thế giới được dự báo sẽ tăng gấp rưỡi trong giai đoạn 2010-2040, trong khi các nguồn năng lượng hoá thạch, nguồn thuỷ năng ngày càng trở nên khan hiếm, đắt đỏ, đặc biệt là dầu mỏ, nguy cơ cạn kiệt đang đến gần. Mặt khác, BĐKH ngày càng hiện hữu đe dọa hành tinh và nhân loại. Trước bối cảnh đó, các nhà khoa học, các quốc gia đều phải tìm cách để đảm bảo nguồn năng lượng sạch cho phát triển bền vững. Xu thế phải được đi theo hai hướng cung và cầu.

Thứ nhất là "hướng cung": Đa dạng hoá nguồn năng lượng mà chủ yếu là phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, gió, biomas và các sản phẩm đuợc chế biến từ nó (ethanol, biodisel...); biogas; địa nhiệt, năng lượng biển... đây là các nguồn năng lượng sạch, tái sinh, tiềm năng lớn. Phát triển sử dụng NLTT để thay thế một phần năng lượng hoá thạch, tuy nhiên hiện tại và tương lai gần giá còn cao.

Thăm dò tìm kiếm bổ sung nguồn năng lượng từ than, dầu, khí, uran, hydrat… Mặt khác, là hoàn thiện và tìm các phương pháp mới để sản xuất năng lượng. Có thể kể tới là thay thế các chu trình sản xuất điện truyền thống; phát triển công nghệ than sạch; sản xuất điện năng bằng máy phát từ thủy động; sản xuất năng lượng bằng công nghệ pin nhiên liệu; sản xuất năng lượng bằng công nghệ nanô, hydro; công nghệ cung cấp năng lượng sinh học; khống chế phản ứng nhiệt hạch để sản xuất năng lượng. Những công nghệ này đang đòi hỏi đầu tư lớn cho nghiên cứu, hoàn thiện.

Thứ hai là "hướng cầu": Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, là xu thế được xem là quốc sách ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Năng lượng tiết kiệm được là nguồn năng lượng sạch, giá rẻ.

Nhu cầu năng lượng không thể tăng mãi, trong tương lai chỉ tiêu thống kê năng lượng quốc gia, đầu người càng ít đi mà xã hội vẫn phát triển mới là niềm tự hào. Xu thế đang hướng tới những đột phá, đổi mới nguyên tắc sử dụng năng lượng ít nhất cho cả sản xuất và đời sống.

Xu thế phát triển nhiệt điện than

Gần đây xuất hiện một số quan điểm, kết quả nghiên cứu [4], cho rằng "nhiên liệu than là bẩn thỉu", "gây ô nhiễm chết người hàng loạt". Chúng tôi nghĩ rằng, bản thân hòn than là sạch, không gây chết người, bởi con người chưa có phương thức sử dụng tốt nên gây ô nhiễm. Việc nghiên cứu những mặt trái của việc đốt than nói chung và nhiệt điện than nói riêng trong bối cảnh BĐKH là rất cần thiết. Tuy nhiên, những kết quả mới là bước đầu, chưa toàn diện, một số kết luận, nhiều chuyên gia cho là quá khích. Các nền kinh tế khổng lồ cũng đang sử dụng nhiệt điện than trên 35-40% tổng sản xuất điện. Vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng một cách tổng hợp từ tiềm năng, tính kinh tế, điều kiện từng vùng, quốc gia, công nghệ sử dụng, tác động với BĐKH, để từ đó có hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả đối với nguồn than.

Từ các tư liệu dẫn và phân tích trên cho thấy cơ cấu các nguồn sản xuất điện 10 năm trở lại đây cơ bản ổn định, chỉ có năng lượng hạt nhân do ảnh hưởng sự cố Fukushima nên tỷ trọng có giảm, NLTT được các quốc gia quan tâm phát triển nên tăng đều qua các năm. Năm 2014 toàn thế giới sản xuất điện khoảng 22,4 ngàn tỷ kWh, các nhà máy nhiệt điện than truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo (chiếm gần 39% tổng sản lượng các nhà máy điện trên toàn thế giới), tiếp theo là khí 22%, thủy năng 16,8%, năng lượng hạt nhân 10,7%, dầu 4,8% và các nguồn NLTT khác 6,7%.

Dự báo trong những năm tới, nguồn thủy năng đã cạn, giá đắt, khó tăng lên; nguồn hạt nhân sẽ tăng trở lại nhờ công nghệ an toàn hơn, kỳ vọng điện sản xuất từ điện hạt nhân sẽ tăng gấp đôi hiện nay vào năm 2040, dự kiến đạt khoảng 5.400 tỷ kWh.

Với sức ép của BĐKH, tỷ trọng sử dụng than sẽ giảm, nhưng vài chục năm tới than được xem là nguồn tiếp sức cho các nền kinh tế đang phát triển nên vẫn chiếm tỷ trọng 25-30% trong sản xuất điện toàn cầu. Cạnh đó, NLTT sẽ phát triển nhanh hơn góp phần thay thế than, dầu. Nhiều chuyên gia dự báo NLTT có thể đạt tỷ trọng 10-12% vào năm 2020 và 20% vào năm 2030 trong cân bằng điện toàn cầu.

Nhiệt điện than, nhờ trữ lượng than dồi dào, hầu hết được cung cấp tại chỗ, giá rẻ, nên tuy có giảm, nhưng vẫn còn giữ vị trí quan trọng đối với sản xuất điện, nhất là các quốc gia đang phát triển, vốn đầu tư còn hạn hẹp, do vậy, khó có thể phát triển nhanh các nguồn sạch hơn. Đồng thời việc nghiên cứu công nghệ than sạch để giảm thiểu ảnh hưởng môi trường đang được xúc tiến mạnh mẽ hơn sẽ góp phần sử dụng hợp lý, lâu dài nguồn tài nguyên "vàng đen" quý giá này. (Phản biện khoa học kỳ tới: Sự cần thiết của nhiệt điện than trong chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam)

TS. BÙI HUY PHÙNG, VIỆN KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG (VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM)

Tài liệu tham khảo chính:

1. EIA Energy Statistics-2015.

2. BP Statistcal Review of the World Energy-2015.

3. Bùi Huy Phùng-Phương pháp tính toán tối ưu phát triển bền vững HTNL, NXBKHKT, Hà Nội, 2011.

4. Tài liệu HT: Than&Nhiệt điện than: Những điều chưa biết, HN, 9-2015.

(Khi sao chép, trích dẫn nội dung, số liệu từ bài viết này phải ghi rõ "nguồn", hoặc "theo": TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động