RSS Feed for Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam năm 2011, 2020 - 2021 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/07/2024 06:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam năm 2011, 2020 - 2021

 - Nội dung bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề cập đến năng lượng tái tạo toàn cầu, các châu lục và nước đại diện năm 2011 và 2020 - 2021 gồm các vấn đề: Tổng quan tiêu thụ, tổng quan sản lượng điện phát ra, cơ cấu sản lượng điện phát ra, cũng như tình hình tiêu thụ và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Giá nhiên liệu tác động lên điện: Cập nhật một số thông tin quốc tế và Việt Nam Giá nhiên liệu tác động lên điện: Cập nhật một số thông tin quốc tế và Việt Nam

Giá điện châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào thời điểm cuối tháng 8/2022, báo trước một mùa đông khắc nghiệt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra thiệt hại kinh tế trên khắp lục địa. Và Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

Dự báo nguồn cung năng lượng, tính linh hoạt và lưu trữ điện toàn cầu vào năm 2050 Dự báo nguồn cung năng lượng, tính linh hoạt và lưu trữ điện toàn cầu vào năm 2050

Đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng sơ cấp của nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống dưới 50% so với 80% thị phần hiện tại. Điều này đạt được là do quá trình điện khí hóa nhanh chóng, khử cacbon, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và các dự án điện gió, mặt trời phát triển mạnh mẽ với chi phí giảm đáng kể.

Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ? Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ?

Câu hỏi: Tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo phi thủy điện bao nhiêu là đủ đáp ứng nhu cầu điện? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ có điều chắc chắn là tỷ lệ đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) mà phụ thuộc lớn vào các nguồn điện giúp cân bằng NLTT trong hệ thống điện.

1. Tổng tiêu thụ năng lượng tái tạo (NLTT):

Tổng tiêu thụ NLTT năm 2011 và 2020 - 2021 của toàn cầu, từng châu lục, khu vực nêu ở bảng 1. (Đơn vị tính: EJ).

Thế giới/châu lục

2011

2020

2021

Tốc độ tăng trưởng

Tỉ trọng năm 2021

2021/2020

2021/2011

2011-2021

Bắc Mỹ

3,63

7,57

8,44

11,8%

132,51%

8,8%

21,2%

Nam và Trung Mỹ

1,21

3,02

3,35

11,4%

176,86%

10,8%

8,4%

Châu Âu

4,55

9,91

10,14

2,6%

122,86%

8,3%

25,4%

CIS

0,01

0,07

0,10

41,4%

900,00%

29,4%

0,3%

Trung Đông

0,01

0,15

0,18

18,0%

1700,00%

37,3%

0,4%

Châu Phi

0,07

0,44

0,47

7,6%

571,43%

20,5%

1,2%

Châu Á-TBD

2,67

13,64

17,22

26,7%

544,95%

20,5%

43,1%

Thế giới

12,14

34,80

39,91

15,0%

228,75%

12,6%

100,0%

- OECD

8,89

19,63

21,11

7,9%

137,46%

9,0%

52,9%

- Ngoài OECD

3,25

15,17

18,80

24,2%

478,47%

19,2%

47,1%

- EU

4,05

7,72

7,92

2,9%

95,56%

6,9%

19,8%

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2022 | 71st edition.

Qua bảng 1 nêu trên cho thấy:

Tổng tiêu thụ NLTT toàn cầu năm 2021 tăng 15,0% so với năm 2020 và trong giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 12,6%/năm. So với năm 2011 thì năm 2021 tăng 228,75% - tức cao gấp gần 3,3 lần. Đặc biệt, tỷ trọng NLTT tiêu thụ của các châu lục, khu vực trên tổng NLTT tiêu thụ toàn cầu có sự thay đổi mạnh từ năm 2011 đến 2021 như sau: Châu Á - TBD từ 22,0% lên 43,1%; Châu Phi từ 0,58% lên 1,2%; Trung Đông từ 0,09% lên 0,4%; CIS từ 0,09% lên 0,3%; Châu Âu giảm từ 37,48% xuống còn 25,4%; Nam và Trung Mỹ giảm từ 9,97% xuống còn 8,4%; Bắc Mỹ giảm từ 29,91% xuống còn 21,2%; Khối OECD giảm từ 73,23% xuống còn 52,9%; Khối ngoài OECD tăng từ 26,77% lên 47,1% và khối EU giảm từ 33,36% xuống còn 19,8%.

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ NLTT của từng châu lục, khu vực có khác biệt với bức tranh chung của toàn cầu. Cụ thể là:

Bắc Mỹ: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 11,8% và tăng 132,51% so với năm 2011. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 8,8%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 21,2% tiêu thụ NLTT toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 29,91%).

Nam và Trung Mỹ: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 11,4% và so với năm 2011 tăng 176,86%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 10,8%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 8,4% tiêu thụ NLTT toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 9,97%).

Châu Âu: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 2,6% và tăng 122,86% so với năm 2011. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 8,3%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 25,4% tiêu thụ NLTT toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 37,48%).

Khối CIS: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 41,4% và so với năm 2011 tăng tương đối cao, tới 900,00%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 29,4%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 0,3% tiêu thụ NLTT toàn cầu, tăng so với năm 2011 (chiếm 0,09%).

Các nước Trung Đông: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 18,0% và so với năm 2011 tăng cao, tới 1700,0 %. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 37,3%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 0,4% tiêu thụ NLTT toàn cầu, tăng so với năm 2011 (chiếm 0,09%).

Châu Phi: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 7,6% và so với năm 2011 tăng cao, tới 571,43%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 20,5%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 1,2% tiêu thụ NLTT toàn cầu, tăng so với năm 2011 (chiếm 0,58%).

Châu Á-TBD: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 26,7% và so với năm 2011 tăng cao, tới 544,95%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 20,5%/năm, là châu lục có mức tăng vào loại cao nhất trong năm 2021 và cả giai đoạn 2011-2021. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 43,1% tiêu thụ NLTT toàn cầu, tăng cao so với năm 2011 (chiếm 22,00%).

Khối OECD: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 7,9% và so với năm 2011 tăng 137,46%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 9,0%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 52,9% tiêu thụ NLTT trên toàn thế giới, giảm mạnh so với năm 2011 (chiếm 73,23%).

Khối ngoài OECD: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 24,2% và so với năm 2011 tăng cao, tới 478,47%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 19,2%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 47,1% tiêu thụ NLTT toàn cầu, tăng cao so với năm 2011 (chiếm 26,77%).

Khối EU: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 2,9% và so với năm 2011 tăng 95,56%. Cả giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 6,9%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 19,8% tiêu thụ NLTT toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 33,36%).

Tình hình các nước: Tình hình các nước nói chung có sự phân hóa mạnh, năm 2021 hầu hết các nước có NLTT tiêu thụ tăng với các mức tăng khác nhau, chỉ có một số ít nước giảm. Tương tự cả giai đoạn 2011-2021 đa phần các nước tăng, chỉ có một số nước giảm.

Hình 1: Tiêu thụ NLTT các nước đại diện:

Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam năm 2011, 2020 - 2021

Cụ thể:

Năm 2021: Hầu hết các nước có mức tiêu thụ NLTT tăng so với năm 2020, nhiều nước tăng cao trên 10%, trong đó một số nước tăng trên 20% gồm có: Uzbekistan 625,5%; Ả-rập Xê-ut 300,2%; Việt Nam 134,4%; LB Nga 53,9%; Các nước CIS khác 34,7%; Trung Quốc 33,1%; Ix-ra-en 32,8%; Ka-zăc-kh-xtan 30,5%; Nam Triều Tiên 29,6%; Ix-ra-en 28,7%; Chi lê 27,3%; Ác-hen-ti-na 26,1%; Xri Lan-ka 24,9%; Tây Phi 23,5%; Pakistan 23,2%; Ma-lai-xi-a 22,8%; Úc 22,4%; Thổ Nhĩ Kỳ 22,0%; I ran 21,9%; Síp 20,3%; Hung-ga-ri 20, %.

Giai đoạn 2011-2021: Mặc dù năm 2021 có một số nước giảm, song tất cả các nước trong giai đoạn này đều có tốc độ tiêu thụ NLTT bình quân hằng năm gia tăng. Trong đó, một số nước tăng cao (20%/năm trở lên) gồm có: Ka-zắc-kh-xtan 168,1%; Việt Nam 73,1%; UAE 72,7%; Pakistan 70,3%; Các nước Trung Đông khác 68,5%; Ả-rập Xê-ut 64,6%; Bắc Macedonia 54,5%; Các nước CIS khác 51,2%; U-crai-na 44,4%; An-giê-ri 42, %; Các nước Châu Âu khác 41,6%; Vê-nê-zu-ê-la 41,3%; Nam Phi 35,6%; Turkmenistan 30,6%; Croatia 29,5%; LB Nga 27,3%; Xri Lan-ka 27,2%; Thổ Nhĩ Kỳ 26,4%; Trung Quốc 25,6%; Ma Rốc 25,2%; Tây Phi 21,1%; Bangladesh 20,6%.

2. Tổng quan sản lượng điện phát ra từ NLTT:

Sản lượng điện phát ra năm 2011 và 2020-2021 từ NLTT của thế giới, châu lục, khu vực được nêu ở bảng 2. (Đơn vị tính: TWh).

Châu lục

2011

2020

2021

Tốc độ tăng trưởng

Tỉ trọng năm 2021

2021/2020

2021/2011

2011-2021

Bắc Mỹ

231,9

633,2

714,1

13,1%

207,94%

11,9%

19,5%

Nam & Trung Mỹ

53,3

199,1

229,3

15,5%

330,21%

15,7%

6,3%

Châu Âu

380,0

922,7

946,5

2,9%

149,08%

9,6%

25,9%

CIS

0,7

6,8

9,6

41,6%

1271,43%

30,6%

0,3%

Trung Đông

0,7

15,7

18,5

18,6%

2542,86%

39,4%

0,5%

Châu Phi

6,8

45,4

49,0

8,1%

620,59%

21,7%

1,3%

Châu Á-TBD

235,0

1323,7

1690,1

28,0%

619,20%

21,8%

46,2%

Thế giới

908,3

3146,6

3657,2

16,5%

302,65%

14,9%

100,0%

- OECD

673,4

1766,1

1910,1

8,4%

183,65%

11,0%

52,2%

- Ngoài OECD

234,9

1380,5

1747,2

26,9%

643,81%

22,2%

47,8%

- EU

336,4

710,6

730,2

3,0%

117,07%

8,1%

20,0%

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2022 | 71st edition.

Ghi chú: * Năng lượng tái tạo dựa trên tổng sản lượng điện phát ra từ các nguồn tái tạo bao gồm gió, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sinh khối và chất thải, và không tính đến nguồn cung cấp điện xuyên biên giới.

Nhận xét:

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2021 sản lượng điện phát ra từ NLTT của toàn cầu đã tăng mạnh mẽ. Năm 2021 so với năm 2020 tăng 16,5%; so với năm 2011 tăng 302,65% và giai đoạn 2011-2021 tăng bình quân 14,9%/năm. Đặc biệt, sản lượng nói chung tuy tăng, nhưng tỷ trọng điện phát ra từ NLTT của các châu lục, nhóm nước từ năm 2011 đến năm 2021 đã chuyển đổi đáng kể.

Cụ thể là: Của Bắc Mỹ đã giảm từ 25,54% xuống còn 19,5%; của Nam và Trung Mỹ đã tăng từ 5,87% lên 6,3%; của châu Âu giảm từ 41,84% xuống còn 25,9%; của CIS đã tăng từ 0,08% lên 0,3%; của Trung Đông tăng từ 0,08% lên 0,5%; của châu Phi tăng từ 0,75% lên 1,3%; của châu Á-TBD tăng từ 25,88% lên 46,2%; của OECD giảm từ 74,14% xuống còn 52,2%; của Ngoài OECD tăng từ 25,87% lên 47,8%; của EU giảm từ 37,04% xuống còn 20,0%.

Qua đó cho thấy, sự đổi ngôi đáng kể về tỷ trọng của điện phát ra từ NLTT giữa các châu lục, nhóm nước.

Tình hình cụ thể của từng châu lục, nhóm nước như sau:

Bắc Mỹ: Năm 2021 tăng so với 2020 là 13,1% và tăng so với 2011 là 207,94%. Bình quân cả giai đoạn tăng 11,9%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 19,5%, giảm so với năm 2011 (25,54%).

Nam và Trung Mỹ: Năm 2021 tăng so với 2020 là 15,5% và tăng so với năm 2011 là 330,21%. Bình quân cả giai đoạn tăng 15,7%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 6,3%, tăng so với năm 2011 (5,87%).

Châu Âu: Năm 2021 tăng so với 2020 là 2,9% và tăng so với 2011 là 149,08%. Bình quân cả giai đoạn tăng 9,6%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 25,9 , giảm so với năm 2011 (41,84%).

CIS: Năm 2021 tăng so với 2020 là 41,6% và tăng so với năm 2011 là 1271,43%. Bình quân cả giai đoạn tăng 30,6%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 0,3%, tăng so với năm 2011 (0,08%).

Trung Đông: Năm 2021 tăng so với 2020 là 18,6% và tăng so với năm 2011 là 2542,86%. Bình quân cả giai đoạn tăng 39,4%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 0,5%, tăng so với năm 2011 (0,08%).

Châu Phi: Năm 2021 tăng so với 2020 là 8,1% và tăng so với năm 2011 là 620,59%. Bình quân cả giai đoạn tăng 21,7%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 1,3%, tăng so với năm 2011 (0,75%).

Châu Á-TBD: Năm 2021 tăng so với 2020 là 28,0% và tăng so với năm 2011 là 619,20%. Bình quân cả giai đoạn tăng 21,8%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 46,2%, tăng so với năm 2011 (25,88%).

OECD: Năm 2021 tăng so với 2020 là 8,4% và tăng so với năm 2011 là 183,65%. Bình quân cả giai đoạn tăng 11,0%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 52,2%, giảm so với năm 2011 (74,14%).

Ngoài OECD: Năm 2021 tăng so với 2020 là 26,9% và tăng so với năm 2011 là 643,81%. Bình quân cả giai đoạn tăng 22,2%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 47,8%, tăng so với năm 2011 (25,87%).

EU: Năm 2021 tăng so với 2020 là 3,0% và tăng so với năm 2011 là 117,07%. Bình quân cả giai đoạn tăng 8,1%/năm. Tỷ trọng trong NLTT thế giới đến năm 2021 đạt 20,0%, giảm so với năm 2011 (37,04%).

Hình 2: Sản xuất điện NLTT phi thủy điện các nước đại diện:

Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam năm 2011, 2020 - 2021

3. Cơ cấu sản lượng điện phát ra từ NLTT:

Cơ cấu sản lượng điện phát ra từ NLTT năm 2020 - 2021 của toàn cầu, châu lục, khối nướctheo loại nhiên liệu được nêu ở bảng 3. (Đơn vị tính: TWh).

Thế giới/Châu lục

Năm

Sản lượng, TWh

Tỷ trọng, %

Gió

Mặt trời

NLTT khác*

Tổng số

Gió

Mặt trời

NLTT khác

Bắc Mỹ

2020

396,7

145,8

90,7

633,2

62,65

23,03

14,33

2021

439,6

182,4

92,1

714,1

61,56

25,55

12,90

2021

5,1

1,0

3,3

9,4

54,26

10,64

35,11

Nam và Trung Mỹ

2020

85,5

26,0

87,6

199,1

42,95

13,06

44,00

2021

108,2

37,2

84,0

229,3

47,19

16,23

36,64

2021

0,7

0,3

2,1

3,1

22,58

9,68

67,75

Châu Âu

2020

512,7

175,7

234,4

922,7

55,57

19,05

25,41

2021

503,0

195,6

247,9

946,5

53,15

20,67

26,20

CIS

2020

2,5

3,4

0,9

6,8

36,77

50,00

13,24

2021

4,6

4,1

0,9

9,6

47,92

42,71

9,38

Trung Đông

2020

2,6

12,7

0,4

15,7

16,56

80,90

2,55

2021

2,9

15,2

0,4

18,5

15,68

82,17

2,17

Châu Phi

2020

21,3

16,1

8,1

45,4

46,92

35,47

17,61

2021

24,4

16,5

8,0

49,0

49,80

33,68

16,52

Châu Á - TBD

2020

575,1

466,7

281,9

1323,7

43,45

35,26

21,29

2021

779,2

581,5

329,4

1690,1

46,11

34,41

19,48

Thế giới

2020

1596,4

846,2

703,9

3146,6

50,74

26,90

22,36

2021

1861,9

1032,5

762,8

3657,2

50,91

26,24

21,47

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2022 | 71st edition.

Ghi chú: * Dựa trên tổng sản lượng điện phát ra và không tính đến nguồn cung cấp điện xuyên biên giới. Bao gồm điện được tạo ra từ địa nhiệt, sinh khối và các nguồn năng lượng tái tạo khác (chưa được phân loại).

Qua bảng 3 nêu trên cho thấy:

Cơ cấu sản lượng điện phát ra từ NLTT theo từng loại NLTT năm 2021 của thế giới là: Điện gió 50,91%; điện mặt trời 26,24% và điện NLTT khác 21,97%. Như vậy, tỷ trọng điện gió chiếm khoảng một nửa, số còn lại là điện mặt trời và điện NLTT khác. Điều đó luôn tồn tại từ trước đến nay. Tuy nhiên, xét theo từng châu lục, nhóm nước thì rất đa dạng, mỗi châu lục, khối nước và từng nước có đặc điểm riêng. Cụ thể là:

Điện gió chiếm tỷ trọng cao nhất tại Bắc Mỹ 61,56%; Châu Âu 53,15%; Châu Phi 49,80%; CIS 47,92%; Nam và Trung Mỹ 47,19 ; Châu Á-TBD 43,45%; OECD 52,97%; Ngoài OECD 50,67%; EU 53,35%; và tại các nước: Vê-nê-zu-e-la 100,00%; Na Uy 96,73%; Ireland 90,66%; Ác-hen-ti-na 75,00%; Ma Rốc 73,92%; Ru Ma Ni 73,34%; Ai Cập 72,38%; Các nước châu Âu khác 71,43%; Ca-na-đa 70,20%; Lithuania 70,00%; Bồ Đào Nha 68,75%; Hy Lạp 66,46%; Tây Ban Nha 65,14%; Thụy Điển 64,85%; Croatia 63,64%; Đan Mạch 61,54%; Mỹ 61,43%; I ran 61,12%; Pakistan 59,65%; Pháp 58,92%; Ba Lan 58,28%; Các nước Bắc Phi khác 57,15%; Trung Quốc 56,89%; Ka-zắc-kh-x-tan 56,67%; VQ Anh 55,18%; Pê-ru 54,55%; Các nước Nam Mỹ khác 54,26%; LB Đức 54,09%; Bỉ 53,13%; Mê-hi-cô 52,65%; Áo 51,13%; Bra-zin 50,21%; Bắc Macedonia 50,00%; Các nước CIS khác 50,00%; Nam Phi 49,70%; Thổ Nhĩ Kỳ 49,61%; LB Nga 48,15%; Hà Lan 44,64%; Ấn Độ 39,62%; A-zéc-bai-zan 33,34%. Tổng cộng ở tất cả các châu lục (trừ Trung Đông) và 40 nước.

Điện mặt trời chiếm tỷ trọng cao nhất tại Trung Đông 82,17% và tại các nước: I rắc 100,00%; Cô-oét 100,00%; Ả rập Xê-ut 100,00%; UAE 100,00%; An-giê-ri 100,00%; Băng-la-đét 100,00%; Ix-ra-en 94,74%; Việt Nam 91,17%; Ô man 75,00%; Tây Phi 68,41%; Các nước Nam Phi khác 66,67%; Nhật Bản 66,24%; Đài Loan 65,29%; Síp 62,50%; Thụy Sĩ 58,83%; Các nước Trung Đông khác 58,53%; Các nước châu Á-TBD khác 57,70%; U-crai-na 57,28%; Hung-ga-ri 56,72%; Nam Triều Tiên 54,23%; Úc 50,90%; Slovenia 50,00%; Các nước CIS khác 50,00%; Trung Phi 50,00%; Xri-lan-ka 50,00%; Các nước Caribê khác 40,68%; Ấn Độ 39,74%; Chi lê 37,20%; Belarus 35,71%; A-zéc-bai-zan 33,34%. Tổng cộng có 1 khu vực và 30 nước.

Điện NLTT khác chiếm tỷ trọng cao nhất tại các nước: Iceland 100,00%; Qatar 100,00%; Hồng Kông 100,00%; In-đô-nê-xi-a 98,10%; Cô-lôm-bi-a 87,50%; E-cu-a-dor 80,00%; Latvia 80,00%; Phi-líp-pin 80,00%; Niu Zi-lân 75,63%; Slovakia 74,08%; Estonia 67,75%; Xing-ga-po 66,66%; CH Séc 66,25%; Đông Phi 63,95%; Phần Lan 61,54%; Thái Lan 59,35%; Trung Mỹ 58,48%; Ma-lai-xi-a 51,61%; Bắc Macedonia 50,00%; Slovenia 50,00%; A-zéc-bai-zan 50,00%; Trung Phi 50,00%; Luxembourg 40,00%; Bun-ga-ri 36,96%; Ý 36,14%; Belarus 35,71%. Tổng cộng có 26 nước.

Hình 3: Cơ cấu sản lượng điện từ NLTT một số nước đại diện:

Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và Việt Nam năm 2011, 2020 - 2021

4. Tình hình tiêu thụ NLTT và sản xuất điện từ NLTT của Việt Nam:

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 đã tăng cường phát triển NLTT nói chung và điện từ NLTT nói riêng. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Về tiêu thụ NLTT, đã tăng từ mức không đáng kể năm 2011 lên 0,27 EJ năm 2021, tăng bình quân 73,1%/năm, chiếm tỉ trọng 0,7% toàn thế giới và 1,57% của châu Á-TBD.

- Về phát điện từ NLTT, đã tăng từ 0,1 TWh năm 2011 lên 28,3 TWh năm 2021, tăng bình quân 75,4%/năm. Theo đó, tỉ trọng trên toàn thế giới đã tăng từ mức không đáng kể năm 2011 lên 0,8% năm 2021.

- Về cơ cấu sản lượng điện phát ra từ NLTT năm 2020 - 2021 chủ yếu là điện mặt trời 25,8 TWh, chiếm tới hơn 91%, điện gió chỉ chiếm 8,5-9%, còn lại không đáng kể là điện từ các loại NLTT khác.

Từ thống kê của các nước trên thế giới cho thấy, phát triển NLTT nói chung và điện từ NLTT nói riêng là xu thế tất yếu đang diễn ra, song tùy theo tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng và NLTT sẵn có mà từng nước có bước đi phù hợp, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có, đảm bảo phù hợp với khả năng chấp nhận của nền kinh tế và của người dân trong từng thời kỳ theo hướng ngày càng sạch hơn. Theo đó, Việt Nam cũng phải “liệu cơm gắp mắm” cho đất nước mình./.

PGS,TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG - EPU

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động