Thủ tướng yêu cầu đàm phán lại giá đối với các dự án điện gió đã đầu tư
07:07 | 05/12/2022
EVN đã hoàn thiện khung giá cho nguồn điện gió, mặt trời ‘chuyển tiếp’ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực về việc xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió chuyển tiếp. Dưới đây là các phương án, kết quả tính toán và kiến nghị của EVN về khung giá phát điện các nguồn điện năng lượng tái tạo nêu trên. |
Cập nhật thông tin về suất đầu tư nguồn điện gió, mặt trời trên thế giới Để có cái nhìn rõ hơn trong việc đầu tư các nguồn năng lượng mới nổi, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin về suất đầu tư liên quan lĩnh vực năng lượng như: Điện gió, mặt trời trên thế giới hiện nay để bạn đọc cùng tham khảo. |
Trao đổi với Thủ tướng, đại diện các nhà đầu tư cho rằng: Giá điện tại Việt Nam cần phải cạnh tranh được với các nước để thu hút các nhà đầu tư.
Thủ tướng yêu cầu đàm phán lại giá điện đối với các dự án điện gió đã đầu tư. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Đồng tình với quan điểm này, song Thủ tướng phân tích: Về vấn đề điện, phải xem xét tổng thể cả 5 yếu tố gồm: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện phải ở mức người dân chịu được.
Theo Thủ tướng: Những năm qua, Việt Nam có cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời, nhưng giá không hợp lý, dẫn tới tình trạng đua nhau làm điện gió, mặt trời, ảnh hưởng tới cân đối cung cầu. Đặc biệt, có tình trạng mua điện gió, mặt trời với giá cao, trong khi giảm mua thủy điện với giá thấp.
Những năm trước, khi công nghệ chưa phát triển, giá điện gió, mặt trời ở thời điểm đó có thể là phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư, nhưng hiện nay giá điện gió ở Việt Nam đang cao hơn so với thế giới và so với các nguồn điện khác. Trong khi công nghệ điện tiến bộ rất nhanh và đến nay chi phí sản xuất đã giảm nhiều. Mặt khác, các nhà đầu tư không đầu tư hệ thống truyền tải mà nhà nước phải đầu tư với kinh phí lớn.
Các nhà đầu tư nguồn năng lượng tái tạo đang có lãi cao, trong khi nhà nước, người dân Việt Nam phải chịu giá điện cao, do đó, Thủ tướng yêu cầu phải xem xét lại về giá điện, đàm phán lại giá điện đối với các dự án điện gió đã triển khai, tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân để hợp tác bền vững, hiệu quả.
Cùng với đó, Bộ Công Thương phải nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện gió, mặt trời. Các bên liên quan đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ vốn, kêu gọi các nhà đầu tư, sản xuất thiết bị trong nước, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
"Phải tất cả cùng thắng, hoặc hòa. Nếu nhà nước, người dân có lợi mà nhà đầu tư chịu thiệt thì không ai làm. Nếu nhà đầu tư có lãi, nhà nước bù lỗ, người dân chịu giá cao thì không tồn tại được. Chúng ta nhất quán quan điểm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giữ môi trường pháp lý ổn định nhất, nhưng cái gì không hợp lý thì phải điều chỉnh, chúng ta làm vì lợi ích quốc gia, dân tộc" - Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, địa phương nghiên cứu tổ chức mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn: Phát điện gió, kết hợp sản xuất hydrogen, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.../.
HÀ VĂN - VGP