Một số câu hỏi còn bỏ ngỏ trong ‘chuyển đổi năng lượng công bằng’ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những cơ chế tài chính cao cấp nhất được thiết kế để chuyển tiền từ các nền kinh tế giàu có sang một số nước đang phát triển, hướng tới mục đích loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2021, Nam Phi đã ký thỏa thuận đầu tiên và hiện nay đã có một số quốc gia khác đang bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm chạp và đầy rủi ro chính trị. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những kế hoạch “hoàn hảo” như vậy có đủ toàn diện, hiệu quả và kịp thời để biến cam kết thành hiện thực? (Tổng hợp của CTV Tạp chí Năng lượng Việt Nam). |
Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhu cầu trong tương lai, nguồn cung cấp nhiên liệu, phát triển nguồn điện và khung pháp lý về năng lượng là các yếu tố chính trong Quy hoạch điện VIII cần xem xét trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. |
Ngày 27/11/2023, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Bộ Công Thương Việt Nam, cùng Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã trao đổi “Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng”. |
Biên bản ghi nhớ hợp tác sẽ hướng đến mục tiêu thiết lập khuôn khổ hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - Nhật Bản để thực hiện chuyển dịch năng lượng, sử dụng công nghệ sẵn có trong năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng; sử dụng hydro, ammoniac, biomass, LNG cho sản xuất điện và lưu trữ carbon, tái chế carbon, nhiên liệu sinh học, khí mê-tan... trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
Đây là cơ sở quan trọng để hai bên thiết lập cơ chế phối hợp xây dựng lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng trung hòa carbon. Biên bản ghi nhớ hợp tác cũng là cơ sở để Việt Nam tận dụng hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ nguồn ngân quỹ 10 tỷ USD mà Nhật Bản cam kết hỗ trợ cho chuyển dịch năng lượng tại các nước ASEAN.
Hiện nay, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng của các nước ASEAN thông qua Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI).
Trước đó, trong chuyến thăm Nhật Bản (từ ngày 22 - 25/11/2021) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ toàn diện quá trình chuyển đổi năng lượng của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam (thông qua AETI với nguồn ngân quỹ 10 tỷ USD).
Đến nay, Thái Lan, Indonesia và Singapore đã kỹ kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng với Nhật Bản để tận dụng khuôn khổ hợp tác AETI nêu trên./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM