RSS Feed for Sắc xuân năng lượng Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 06:33
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sắc xuân năng lượng Việt Nam

 - Năm 2012 đi qua với bao thăng trầm của nền kinh tế: Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những thách thức từ cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành năng lượng nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong bối cảnh chống chất khó khăn nhưng các phân ngành năng lượng của chúng ta đã đạt được những thành tựu ấn tượng: gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 48 triệu tấn quy đổi, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 26 triệu tấn; sản xuất trên 44 triệu tấn than nguyên khai, lượng than tiêu thụ đạt trên 39 triệu tấn; công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 26.300 MW, sản lượng điện đạt gần 118 tỷ kWh... Trong niềm vui chung của các tập đoàn năng lượng, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tự hào vì đã góp phần sức lực, trí tuệ của mình để cùng hun đúc, tô thắm thêm sắc xuân Năng lượng Việt Nam.

>> Kiến nghị phân chia 13 dự án điện
>> Kiến nghị giải quyết việc làm cho lực lượng quản lý dự án thuỷ điện, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ
>> Kiến nghị tăng giá điện, giá than
>> Kiến nghị chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam
>> Đóng góp ý kiến về đàm phán kinh tế, thương mại
>> Kiến nghị giải quyết tiến độ các dự án năng lượng của đất nước
>> Đóng góp ý kiến về phát triển hạ tầng năng lượng
>> Kiến nghị Chính phủ giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án điện và cơ chế đặc thù cho ngành Than, Dầu khí
>> Khẳng định yếu tố thành công của quy hoạch điện quốc gia
>> Từ thực tiễn của hội viên tiếp tục phản biện chính sách với Nhà nước
>> Tăng cường phản biện chính sách năng lượng quốc gia
>> Khai mạc VE Expo 2012

QUỲNH THU

 

Pháp nhân, mục tiêu và vai trò đảm nhận

Từ 210 hội viên sáng lập khi thành lập, nay Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - VEA đã tập hợp được trên 350 hội viên là các tổ chức, các tập đoàn, tổng công ty, công ty doanh nghiệp trong nước và các hội viên liên kết có yếu tố nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.

Mục tiêu chủ yếu của VEA là phối hợp mọi nội lực trong toàn ngành năng lượng (điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo…) xây dựng thành công các công trình năng lượng mà trong thời gian trước đây, các phân ngành này đã hoạt động riêng rẽ, rời rạc, không tạo được khả năng đảm bảo vững chắc nền an ninh năng lượng của đất nước.

Những mục tiêu khác mà VEA hướng tới là liên kết, hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, trong nghiên cứu khoa học, thành quả về kinh tế kỹ thuật, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; tạo thêm việc làm cho hội viên và cải thiện đời sống cho người lao động.

VEA xác định vai trò của mình phải thực hiện được là trở thành ngôi nhà chung của các hội viên, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau vượt lên phía trước vì sự nghiệp phát triển ngành năng lượng Việt Nam.

Một số thành tựu nổi bật

Công tác hỗ trợ hội viên

Đối với các hội viên là các nhà sản xuất dây dẫn và cáp điện, khi gặp khó khăn về thực hiện các sắc thuế, VEA đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức hội thảo về nội dung này và cuối cùng đã đi đến thống nhất trình Chính phủ: Giảm mức thuế VAT cho các sản phẩm dây dẫn và cáp điện từ 10% xuống còn 5%; giảm mức thuế nhập khẩu từ 7,5% xuống 0% đối với dây thép cacbon cường độ cao để làm lõi thép chế tạo dây cáp điện trần nhôm dẫn điện chịu lực (ACSR) mà trong nước chưa sản xuất được. Được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 69/2005/QĐ-BTC ban hành danh mục sửa đổi, bổ sung thuế suất, thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó có các mặt hàng đã được sửa đổi theo đề nghị của VEA.

Đối với các hội viên là các doanh nghiệp cơ khí trong nước, VEA đã có kiến nghị lên Chính phủ về chính sách nội địa hóa một số các dự án nhà máy thủy điện theo cơ chế 797. Nhiều nhà thầu có năng lực đã được chỉ định thầu thực hiện tốt việc chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công, đường ống, kết cấu thép … nên vừa tạo thêm công ăn việc làm, vừa giảm được vốn đầu tư cho công trình.

VEA luôn ủng hộ chủ trương dành chức năng tổng thầu EPC các dự án năng lượng quan trọng cho các doanh nghiệp có uy tín trong nước thực hiện. Cho đến thời điểm này đã thấy rõ đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn trước thành công của nhiều dự án: Tổng công ty Sông Đà với dự án nhà máy thủy điện Sơn La, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam với dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I…; Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với nhiều dự án dầu khí và nhà máy nhiệt điện quy mô lớn của ngành dầu khí Việt Nam.

Đối với các hội viên là các nhà thầu xây dựng, đặc biệt trong giai đoạn có trượt giá lạm phát tăng cao, VEA đã có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, các địa phương xây dựng biểu giá nguyên vật liệu sát với thực tế của thị trường, bao gồm các chi phí cấu thành, trong đó có chi phí vận chuyển, nên đã có được biểu giá hợp lý, đảm bảo được lợi ích cho các hội viên.

Đối với các tập đoàn sản xuất năng lượng như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, liên quan đến giá điện, giá than và giá khí, VEA đã có những nghiên cứu hết sức thận trọng trước khi trình Chính phủ trên tinh thần là bảo đảm cho các hội viên của mình kinh doanh không bị lỗ, nhưng phải giảm được tối đa những khó khăn tác động đến các ngành sản xuất, người tiêu dùng, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo.

Đề xuất của VEA về giá điện và giá than năm 2010 trên cơ sở các phương án tăng giá điện của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã thể hiện được trách nhiệm của VEA, vừa là tổ chức có nhiệm vụ tư vấn cho Nhà nước về chính sách năng lượng, vừa là đại diện cho các hội viên trong gia đình năng lượng.

Tham gia góp ý dự thảo các Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư trước khi trình Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và các bộ.

VEA đã thực hiện việc góp ý kiến dự thảo Luật về Hội, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Nước (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi và bổ sung) …; dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt; Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế xuất nhập khẩu; Dự thảo Quyết định về quản lý đầu tư dự án điện gió… Phần lớn các góp ý của VEA đã được các cơ quan biên soạn tiếp thu hoàn chỉnh để trình cấp có thẩm quyền ký duyệt và ban hành.

Sau khi nhận được Văn bản số 148/ĐĐPCP-TT, ngày 30/9/2010 của Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế và Thương mại quốc tế đề nghị góp ý Tài liệu nghiên cứu khoa học “Tổng hợp các cam kết của Việt Nam trong các thỏa thuận khu vực mậu dịch tự do (FTA) đã ký kết”, ngày 9/10/2010, VEA đã có Văn bản số 35/CV-HHNL kèm theo bài góp ý rất chi tiết về tài liệu trên.

Theo đề nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Văn bản số 1859/UBKT 12 ngày 2/12/2010 đề nghị VEA có tham luận tại Hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam”, VEA đã trình bày Đề án: Đầu tư công và Hệ thống năng lượng Việt Nam” và nội dung này đã được đặc biệt quan tâm.

 

Các văn bản kiến nghị

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, VEA đã trình lên Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ 3 văn bản kiến nghị liên quan ngành năng lượng, đó là:

Văn bản kiến nghị số: 106/VBKN - VEA, ngày 12/9/2011, về việc Đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng của đất nước;

Văn bản kiến nghị số: 61/VBKN - VEA, ngày 10/7/2012, về việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến 2020;

Văn bản kiến nghị số: 92/VBKN - VEA, ngày 24/10/2012, về việc Đề xuất tháo gỡ khó khăn trong ngành năng lượng Việt Nam.

Để hoàn thành các văn bản kiến nghị nói trên, VEA đã tập hợp đội ngũ thành viên Hội đồng khoa học của VEA  (VESC) là các giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư và chuyên gia đã hoạt động lâu năm trong các phân ngành năng lượng: nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo, than, dầu khí, khảo sát, môi trường, xây dựng, kinh tế tài chính, dự toán… cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, thảo luận những vấn đề bức xúc của ngành năng lượng; tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế một số cơ sở sản xuất nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động, những khó khăn bất cập, vướng mắc của các hội viên, từ đó đề xuất các biện pháp tháo gỡ trình lên Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

Công tác tư vấn dự án

Trong quá trình hoạt động, thông qua công tác tư vấn, VEA đặc biệt quan tâm đến các hội viên là Chủ đầu tư các dự án năng lượng, nhằm đảm bảo các dự án luôn đạt chất lượng tốt nhất, từ bước chuẩn bị đầu tư đến kết thúc bước thực hiện đầu tư. Thời gian qua, Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC) - cơ quan tư vấn độc lập, thành viên của VEA - đã hoàn thành một khối lượng lớn công tác tư vấn các dự án năng lượng ở các bước thiết kế được đánh giá tốt, chủ đầu tư chấp nhận và phê duyệt để triển khai thực hiện, nêu ở dưới đây:

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Lập Hồ sơ mời thầu nhà thầu tư vấn lập Dự án đầu tư các nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I và Na Dương II; thẩm tra hồ sơ ở các bước thiết kế các nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả II, Lý Sơn và Na Dương II.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Thẩm tra Dự án đầu tư các nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, Thái Bình II, Quảng Trạch I; thẩm tra Dự án đầu tư và Phương án hỗ trợ Nhà máy phong điện đảo Phú Quý; thẩm tra Dự án đầu tư và Bản vẽ thi công Sân Phân phối 500kV, 220kV Vũng Áng và Long Phú.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Lập Đề cương, Báo cáo kinh tế kỹ thuật, Bản vẽ thi công và giám sát thiết kế Xưởng thực hành cơ nhiệt Trường đại học Điện lực và Xưởng thực hành mô hình giảng dạy Trường cao đẳng Nghề điện, trên cơ sở tận dụng các thiết bị thanh lý của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 1, 2; thẩm tra Dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình I; thẩm tra Tổng mức đầu tư và Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh các nhà máy thủy điện Bản Chát, Trung Sơn; tham gia thẩm tra Tổng dự toán hiệu chỉnh Nhà máy thủy điện Sơn La; thẩm tra Dự án đầu tư công trình Cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc.

Các chủ đầu tư khác: lập Dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán và Hồ sơ mời thầu công trình Đường dây 35kV cấp điện cho Nhà máy tuyển quặng sắt (Công ty Sông Lô - Hà Giang); thẩm tra Thiết kế kỹ thuật Trạm biến áp 110/6kV Nhà máy xi măng Cẩm Phả - Quảng Ninh (Vinaconex); lập Hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Dự án đầu tư Nhà máy nhiệt điện Phú Thọ (Vinapower); thẩm tra Đề cương khảo sát, Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán Nhà máy thủy điện Thái An (Công ty cổ phần thủy điện Thái An); thẩm tra Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng I (Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng); hỗ trợ nhiều Chủ đầu tư trong nước phát triển các dự án thủy điện nhỏ như: Sông Chô 1, Sông Chô 2 ở Khánh Hòa; A Roàng ở Thừa Thiên Huế; Nậm Giôn, Nậm Mằn ở Sơn La; Khe Giông ở Quảng Trị; thẩm tra Tổng mức đầu tư, Đánh giá  hiệu quả kinh tế tài chính và phương án hỗ trợ Nhà máy phong điện 1 - Bình Thuận của Công ty  cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN), một số hồ sơ thiết kế của dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh 1 (Công ty cổ phần Nhiệt điện An Khánh)…

Ngoài ra, VECC tham gia các hoạt động của Dự án Phát triển hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ cho vùng nông thôn nghèo chuyên ngành điện, vốn ODA do JBIC Chính phủ Nhật Bản tài trợ theo Hiệp định Liên Chính phủ JBIC - Bộ Kinh tế đầu tư Việt Nam (hỏi lại tác giả tên Bộ cho chính xác) gồm: lập Báo cáo khảo sát, Báo cáo kiểm tra thực địa, Báo cáo hoàn công. Nhiệm vụ này đã được JBIC và Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá tốt.

Công tác thông tin, truyền thông

Tạp chí Năng lượng Việt Nam (VER) - cơ quan ngôn luận của VEA - đã có nhiều cố gắng để phát hành hàng tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các hội viên. Nội dung thông tin của VER ngày càng đa dạng, với chất lượng ngày càng nâng cao đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tuyên truyền phục vụ sự nghiệp phát triển ngành Năng lượng Việt Nam.

Trang thông tin điện tử NangluongVietnam.vn đã đi vào hoạt động rất hiệu quả, được bạn đọc trong ngoài nước hưởng ứng, với thời lượng truy cập lớn, tạo ra diễn đàn trong mọi hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh năng lượng và là tiếng nói của ngành năng lượng đến với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ngoài ra, VEA đã tổ chức thành công 4 kỳ Hội thảo - Hội chợ triển lãm quốc tế (VE Expo) và nhiều Hội thảo khoa học - kỹ thuật có liên quan đến ngành năng lượng. Đây là một trong các hoạt động quan trọng và thường xuyên của VEA.

Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013

Năm 2013, VEA tập trung các hoạt động của mình vào những nội dung sau:

(1) Sử dụng tối đa chất xám của Hội đồng khoa học VEA trong nghiên cứu những vấn đề đang được quan tâm để có đề xuất kịp thời với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, như: chính sách phát triển ngành năng lượng, việc thực hiện quy hoạch các phân ngành năng lượng, thị trường năng lượng, giá năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và chiến lược phát triển xanh, sử dụng hiệu quả thủy điện, phát triển điện hạt nhân và những thách thức, chủ trương nội địa hóa trong ngành năng lượng…

(2) Tập trung tìm hiểu sâu về thực hiện một số cơ chế chính sách trong thi hành các Luật như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp mới, Luật Điện lực (sửa đổi và bổ sung)…; những vấn đề về trượt giá trong xây dựng, công tác di dân giải phóng mặt bằng các dự án nguồn và lưới điện, chính sách thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, vấn đề ưu đãi đầu tư… để theo dõi và phổ biến tới các hội viên.

(3) Bám sát các hoạt động của các hội viên ở tất cả các lĩnh vực, nhằm nắm bắt những khó khăn trở ngại, qua đó động viên, chia sẻ và đặc biệt là có kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên phát triển.

(4) Làm việc với các tập đoàn: Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, đặc biệt là các Tổng Công ty phát điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia của các tập đoàn này, tạo ra được sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn các dự án nguồn và lưới điện ở các bước chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.

(5) Tổ chức thành công Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Phát triển ngành Năng lượng Việt Nam lần thứ 5 (VE Expo 2013)

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Trung Quốc khó có thể bước qua 'lời nguyền' Nhật Bản
Năm 2013: Hoa Đông 'mùa biển lặng'?
Thái Bình Dương: Nổi sóng cồn
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ mạnh nhất Đông Nam Á
Nguồn mạch của Phát triển
Bắc Triều sẵn sàng cho 'bước chuyển mình vĩ đại'

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động