RSS Feed for Bàn cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển năng lượng bền vững | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 21/12/2024 23:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bàn cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển năng lượng bền vững

 - Tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa tổ chức hội thảo “Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững tầm nhìn năm 2050”.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - Đồng hành cùng ngành Năng lượng Việt Nam Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - Đồng hành cùng ngành Năng lượng Việt Nam

Năm 2021, Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã có nhiều hoạt động nghiên cứu, phản biện, kiến nghị tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nhằm xây dựng chính sách trong lĩnh vực năng lượng, tháo gỡ khó khăn cho các thành viên, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Phát huy những thành quả đạt được. Bước sang năm 2022, ngoài việc bám sát hoạt động của các hội viên để nắm bắt những khó khăn, trăn trở, qua đó kịp thời động viên, chia sẻ, VEA sẽ tiếp tục kiến nghị những vấn đề còn vướng mắc giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên phát triển - song hành cùng ngành Năng lượng Việt Nam.

Giải pháp ‘gỡ khó’ cho ngành Dầu khí Việt Nam trong đại dịch Covid-19 Giải pháp ‘gỡ khó’ cho ngành Dầu khí Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về việc “Báo cáo ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành năng lượng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ”. Đối với lĩnh vực dầu - khí, VEA kiến nghị đẩy nhanh tiến độ các dự án khai thác, thu gom khí trong nước được xác định, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn khí Lô B, Cá Voi Xanh, cũng như chính sách ưu tiên cho giá khí đầu ra và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, định mức, chế tài trong ngành công nghiệp khí (trước khi hình thành thị trường cạnh tranh)…

Kiến nghị của VEA về đẩy mạnh phát triển và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Kiến nghị của VEA về đẩy mạnh phát triển và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam

Để cụ thể hóa các vấn đề được nêu ra tại Hội thảo quốc tế “Đẩy mạnh phát triển và tiết kiệm năng lượng tới năm 2030 và tầm nhìn năm 2050” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo, các tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản tổ chức ngày 20/11/2020, tại Hà Nội. Sau khi cùng các chuyên gia, nhà khoa học họp bàn, xem xét, phân tích, cân nhắc các ý kiến, VEA đã hoàn thành văn bản số 104/HHNL-BC, ngày 2/12/2020, gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các bộ: Công Thương, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ.

Bàn cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển năng lượng bền vững
Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch VEA khai mạc hội thảo.

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch VEA khai mạc hội thảo, nhấn mạnh mong muốn của Hiệp hội lắng nghe ý kiến, đề xuất của các đại biểu nhằm kiến nghị với các cấp lãnh đạo về các chính sách đảm bảo phát triển năng lượng bền vững (theo Nghị Quyết 55-NQ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị), đảm bảo an ninh năng lượng và tuân thủ các cam kết quốc tế.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giới thiệu những nỗ lực đảm bảo năng lượng điện cho phát triển kinh tế, xã hội của cả nước. Đến cuối 2022, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 77.800 MW, quy mô đứng hàng đầu ASEAN về công suất. Nguồn điện đã được đa dạng hóa nên EVN không còn độc quyền về phát điện. Tuy nhiên, năm 2022 là năm hết sức khó khăn với EVN và các đơn vị thành viên do giá nhiên liệu tăng cao đột biến dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Năm 2023 do thiếu điện vào những ngày nắng nóng khi công suất cực đại lên 44.620 MW nên EVN phải huy động các nguồn nhiệt điện chạy dầu rất tốn kém. Các hồ thủy điện bị cạn nước do hạn hán nên công suất thủy điện không đủ.

Năm 2023, EVN dự kiến tiếp tục thua lỗ. Thiếu hụt dòng tiền ảnh hưởng đến việc trả tiền điện cho các công ty phát điện trong và ngoài EVN, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng truyền tải quan trọng, đến tiền lương của 90.000 người lao động. Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, nhưng chưa có chủ đầu tư các dự án nguồn và lưới.

EVN kiến nghị điều chỉnh giá bán lẻ điện đầy đủ và kịp thời theo biến động các thông số đầu vào. Sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg để có cơ sở điều chỉnh giá điện kịp thời, không giật cục. Chính phủ cần giao EVN và các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực năng lượng đầu tư các dự án nguồn điện lớn, hạ tầng năng lượng và điện gió ngoài khơi. EVN kiến nghị gỡ vướng thủ tục giao đất cho các dự án trạm biến áp và đường dây 110 - 500 kV.

Bàn cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển năng lượng bền vững
Toàn cảnh hội thảo.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý và triển khai các hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài, giữ vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. PVN tham gia các khâu từ khai thác, đến chế biến dầu khí, phát điện, sản xuất phân bón, cung cấp dịch vụ công trình biển... đóng góp GDP cả nước (trung bình từ 10 - 13%/năm). Theo đánh giá, trữ lượng dầu khí có thể thu hồi còn lại khoảng 800 triệu m3 quy dầu, tuy nhiên, việc khai thác ngày càng khó khăn do các mỏ nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp.

PVN kiến nghị cần được chủ động hơn trong quản lý đầu tư và được giữ lại tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Cơ sở hạ tầng LNG nên tập trung tại một số điểm để tận dụng lợi thế về quy mô trong mua LNG dài hạn. PVN cần được phê duyệt chủ trương tham gia các dự án điện gió ngoài khơi để phát huy nguồn lực, cơ sở hạ tầng của ngành dầu khí. Cần sớm giải quyết các khó khăn tại các dự án trọng điểm như Lô B, Cá Voi Xanh...

Tham luận về phát triển nguồn điện trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII - Bài học cho Quy hoạch điện VIII của ThS. Nguyễn Anh Tuấn (A) điểm lại tình hình phát triển hệ thống điện theo Quy hoạch điện VII, đặc biệt là sự bùng nổ điện gió và điện mặt trời bổ sung quy hoạch vừa là thành tích vừa là bất cập trong việc thực hiện quy hoạch. Trong khi đó, hàng chục dự án nguồn nhiệt điện lớn truyền thống bị chậm tiến độ đã gây ra thiếu nguồn trong thời gian vừa qua. Quy hoạch điện VIII đặt ra cần đưa khối lượng lớn các nhà máy điện khí LNG vào hoạt động, nhưng cần xem xét kỹ tính khả thi. Quy hoạch điện VIII đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, trong khi điện mặt trời chủ yếu là tự dùng cho đến năm 2030.

Việc thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ gặp phải những khó khăn tương tự như đã gặp khi thực hiện Quy hoạch điện VII nên các bài học vẫn có tính thực tế. Đó là khó khăn trong huy động nguồn vốn, nhất là cho điện than đã bị cắt hẳn. Bên cạnh đó, thủ tục quy định pháp luật phức tạp và rủi ro cho nhà đầu tư. Cần sớm có kế hoạch chi tiết 5 năm để lên các dự án nguồn và lưới điện.

Hội thảo dành nhiều thời gian cho các câu hỏi và thảo luận. Đại diện một công ty điện năng lượng tái tạo (NLTT) tư nhân cho biết họ rất quan tâm đến chính sách của nhà nước với pin lưu trữ, vì NLTT cần lưu trữ mà chưa thấy cơ chế nào khuyến khích đầu tư vào lưu trữ. Công ty tư nhân cũng có điều kiện đánh giá về khó khăn vay vốn. Ngân hàng trong nước lãi suất cao, yêu cầu vốn tự có cao. Ngân hàng nước ngoài lãi suất thấp hơn, nhưng kèm các điều kiện môi trường, xã hội, phát triển bền vững ngặt nghèo.

Vấn đề điện mặt trời mái nhà được thảo luận, vì sắp tới sẽ không hạn chế điện mái nhà tự dùng. Một đại biểu cho rằng: Nếu không có biện pháp quản lý thì điện tự dùng lại nở rộ đến mức gây ảnh hưởng đến hệ thống. Cần khuyến khích điện tự dùng ở khu công nghiệp vì nó giúp cho doanh nghiệp có chứng chỉ điện “xanh” trong xuất khẩu hàng hóa.

Ý kiến khác cho rằng; Cần phải đẩy mạnh hiệu quả đầu tư, sản xuất và sử dụng năng lượng. Theo Quy hoạch điện VIII, giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 104 - 142 tỷ USD đầu tư. Do đó, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt vốn tư nhân trong nước và nước ngoài. Đầu tư vào hiệu quả năng lượng có thể giúp giảm đầu tư vào phát triển nguồn và lưới. Phát triển thị trường điện cạnh tranh cho đến nay đã có 107 nhà máy điện tham gia, chiếm 52,8% tổng công suất đặt. Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự là thị trường.

Tham luận của TS. Nguyễn Anh Tuấn (B) của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho thấy: Công nghệ đã, đang và sẽ đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng của thế giới. Chuyển dịch năng lượng Việt Nam đang gặp một số thách thức, vừa phải đảm bảo nhu cầu tăng tiêu thụ năng lượng, vừa phải lo chuyển dịch, trong khi nguồn cung cấp nhiên liệu bị phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, Việt Nam cần định hướng chiến lược giảm phát thải các-bon dài hạn, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Muốn thế, cần gỡ các rào cản chính sách, tiếp cận các nguồn lực quốc tế để phát triển.

Tham luận của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cho biết: Tổng công ty này luôn đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, ổn định với sản lượng điện thương phẩm năm 2022 đạt 22.249 triệu kWh, tăng 11,06% so với 2020. EVNHANOI có 2.095 khách hàng lắp hệ thống điện mái nhà có đăng ký bán điện cho EVNHANOI với tổng công suất lắp đặt 33,69 MWp. Do giá nhiên liệu lên cao, EVNHANOI gặp khó khăn trong việc bảo toàn vốn nhà nước, cân đối dòng tiền thanh toán chi phí mua điện cho EVN, khó khăn trong huy động vốn, cân đối nguồn vốn cho đầu tư.

EVNHANOI kiến nghị các bộ và cấp thành phố cần quy định, hướng dẫn phát triển điện mặt trời và công tác tiếp nhận tài sản khách hàng bàn giao cho ngành điện. UBND Hà Nội cần tạo điều kiện đẩy nhanh công tác chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, chấp thuận vị trí trạm biến áp, đền bù giải phóng mặt bằng…

Kết luận hội thảo, Chủ tịch VEA cho rằng: Để thực hiện Quy hoạch điện VIII và đảm bảo năng lượng bền vững cho đất nước, cần ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi và giải quyết các dự án năng lượng hiện đang gặp vướng mắc. Các ý kiến và kiến nghị của các cơ quan và đại biểu tham gia sẽ được Hiệp hội có văn bản gửi đến các cấp cao hơn, nhằm đảm bảo phát triển năng lượng bền vững./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động