RSS Feed for Tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Thái Bình (cập nhật 7/11/2024) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 05:06
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Thái Bình (cập nhật 7/11/2024)

 - Báo cáo về công tác chuẩn bị đầu tư với lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Liên danh nhà đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Thái Bình cho biết: Đến thời điểm này, Liên danh cùng với đơn vị tư vấn đang hoàn thiện các thủ tục, xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư và chuẩn bị mọi nguồn lực để sẵn sàng bắt tay thực hiện xây dựng Nhà máy.
Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển ngành điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) ở Việt Nam: (1) Điểm mạnh - (2) điểm yếu - (3) cơ hội - (4) rủi ro, thách thức - (5) một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng điện LNG trong Quy hoạch điện VIII.

Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu.

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận vừa có buổi tiếp, làm việc với lãnh đạo Công ty Tokyo Gas (Nhật Bản) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group) - Liên danh nhà đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Thái Bình để bàn thúc đẩy tiến độ triển khai đầu tư dự án.

Thay mặt Liên danh nhà đầu tư (Tokyo Gas, Kyuden, TTVN Group), Phó Tổng giám đốc Tokyo Gas Kasutani cho biết: Đến thời điểm này, Liên danh cùng với đơn vị tư vấn đang hoàn thiện các thủ tục, xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư và chuẩn bị mọi nguồn lực để sẵn sàng bắt tay thực hiện xây dựng Nhà máy. Tokyo Gas mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tư dự án.

Trao đổi với Liên danh nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định: Đây là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, cũng như khu vực phía Bắc. Vì vậy, đã đưa dự án Nhà máy điện LNG Thái Bình vào danh sách các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.

Hiện Liên danh nhà đầu tư đang bám sát tiến độ, chuẩn bị hệ điều kiện cần thiết, nhất là thủ tục pháp lý và nguồn lực đầu tư, công nghệ, máy móc, thiết bị để sẵn sàng khởi công đúng tiến độ của dự án được phê duyệt. Tỉnh Thái Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để Liên danh triển khai dự án. Trước mắt, sẽ bàn giao mặt bằng sạch như tiến độ đã thống nhất.

Mặt khác, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư thuộc thẩm quyền và tham mưu, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ những điểm nghẽn liên quan đến cơ chế, chính sách trong hoạt động đầu tư dự án năng lượng.

Dự án Nhiệt điện LNG Thái Bình có tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, với tổng công suất thiết kế 1.500 MW (gồm 2 tổ máy sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp có hiệu suất cao nhất hiện nay). Nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Địa điểm đặt tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy.

Theo dự kiến, dự án sẽ được khởi công trong quý 3/2025 và vận hành thương mại trước năm 2030.

Tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy điện LNG Thái Bình (cập nhật 7/11/2024)
Mô hình dự án Nhiệt điện LNG Thái Bình. (Nguồn: TBTV).

Liên danh nhà đầu tư (Tokyo Gas, Kyuden, TTVN Group):

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Tokyo Gas thành lập năm 1885, là một trong những công ty khí lớn nhất Nhật Bản và có vị thế quan trọng trong ngành khí toàn cầu. Tokyo Gas đang cung cấp khí cho hơn 11 triệu khách hàng tại Nhật Bản và là nhà cung cấp khí hóa lỏng chính cho nhiều thành phố lớn như: Tokyo, Kanagawa, Chiba...

Tokyo Gas có nguồn LNG ổn định từ các dự án tham gia góp vốn tại Mozampich, Canada và Vịnh Mexico (Hoa Kỳ).

Năm 2020, tổng khối lượng khí giao dịch toàn cầu đạt 18,2 triệu tấn, với hơn 12,3 triệu khách hàng và doanh thu từ kinh doanh khí đạt 9,5 tỷ USD.

Trong quá trình tự do hóa thị trường năng lượng của Nhật Bản, ngoài kinh doanh khí, Tokyo Gas còn đầu tư vào các nhà máy điện.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tokyo Gas đã tham gia vào hơn 35 dự án kho, cảng tiếp nhận LNG ở nước ngoài, 20 dự án kho, cảng tiếp nhận LNG tại Nhật Bản và chuyển giao kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức về LNG cho các quốc gia trên thế giới.

Kyuden (thuộc Công ty Điện lực Kyushu). Công ty Điện lực Kyushu được thành lập năm 1951. Vốn điều lệ 2,2 tỷ USD, đến nay có tổng tài sản hơn 46,6 tỷ USD - thuộc Top 5 của Nhật Bản về phát triển các nhà máy điện.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, trong đó phát triển các dự án năng lượng sạch là thế mạnh và là hướng ưu tiên đầu tư.

Hiện TTVN Group đã liên danh với một số tập đoàn lớn của Thái Lan, Pháp đầu tư và đưa vào vận hành thương mại thành công 3 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 357 MWp tại các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Trà Vinh.

Với những thành quả nói trên, TTVN Group đã được xếp vào Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu năng lượng sạch Việt Nam trong 2 năm 2019 và 2020.

Hiện TTVN Group đang tiếp tục phát triển thêm một số dự án năng lượng sạch mới, trong đó có dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động