RSS Feed for Phí dịch vụ công tơ điện - Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 13:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phí dịch vụ công tơ điện - Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho Việt Nam

 - Như chúng ta đều biết, mới đây, một đại biểu Quốc hội khi đi tiếp xúc cử tri đã nhận được khiếu nại về việc: “Nếu không sử dụng điện quá 6 tháng sẽ bị chấm dứt hợp đồng, tháo công tơ. Khi xin cấp điện trở lại sẽ phải qua thủ tục mất thời gian và công sức đi lại...”. Để khách hàng dùng điện không bị tháo công tơ khi tạm ngừng sử dụng điện, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm qua một số biện pháp, cũng như cách giải quyết vấn đề này ở một số nước và đề xuất giải pháp cho Việt Nam.
Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai

Kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục báo lỗ hơn 29.000 tỷ đồng, mặc dù giá điện bán lẻ đã được tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023. Vậy, nguyên nhân nào mà EVN tiếp tục thua lỗ và tiếp tục đề xuất tăng giá điện? Phân tích, nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Quyết định không cho nhận chìm vật chất nạo vét Cảng than Nhiệt điện Quảng Trạch - Nhìn từ quốc tế Quyết định không cho nhận chìm vật chất nạo vét Cảng than Nhiệt điện Quảng Trạch - Nhìn từ quốc tế

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhận chìm vật liệu nạo vét ngoài biển là việc làm hết sức bình thường trên thế giới và được quy định rõ trong Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo của Việt Nam (năm 2015). Tuy vậy, vẫn có những quyết định cản trở việc nhận chìm vật liệu nạo vét luồng lạch, gây chậm tiến độ cho các dự án xây dựng cảng, trong đó có cảng nhận than cho các nhà máy điện.

Giải pháp hiện tại:

Sau khi đại biểu Quốc hội đưa sự việc trên đến công ty điện lực của tỉnh và được biết: Trong trường hợp này, người sử dụng điện gọi đến số hotline của điện lực tỉnh thông báo “vẫn có nhu cầu sử dụng điện” thì bên điện lực sẽ “không tháo công tơ ”. Mặt khác, trước khi tháo công tơ chấm dứt hợp đồng, công ty điện lực luôn gọi đến khách hàng để thông báo xác minh nhu cầu sử dụng điện. Nếu khách hàng vẫn có nhu cầu sử dụng, thì sẽ không bị cắt điện.

Dường như đó là cách giải quyết ổn thỏa tạm thời, nhưng vẫn chưa hợp lý, vì không phải lúc nào khách hàng không sử dụng điện cũng có mặt ở nhà để gọi điện thông báo nhu cầu vào tháng thứ 6 không sử dụng điện. Hơn nữa, việc quản lý đầu mối khách hàng, duy trì đấu nối, thay công tơ định kỳ, đảm bảo an toàn điện, đọc công tơ hàng tháng (dù là đọc bằng điện tử) vẫn tạo ra chi phí cho công ty điện lực, trong khi khách hàng không dùng điện - tức là không tạo ra doanh thu cho công ty điện. Vậy thì công ty điện lấy gì trang trải chi phí duy trì đầu công tơ?

Kinh nghiệm các nước khác:

Nhìn sang các nước khác, chúng ta thấy họ tách bạch các chi phí. Ví dụ như ở Singapore, chi phí điện hàng tháng (bao gồm chi phí năng lượng điện và chi phí truyền tải tính theo số kWh tiêu thụ trong tháng). Ngoài hai chi phí biến thiên theo số kWh sử dụng, có thêm chi phí “quản lý và đọc công tơ” là 2,18 đô la Singapore/tháng (tương đương 39.240 đồng/tháng), không phụ thuộc vào số kWh sử dụng.

Ở Thái Lan, hộ nghèo (dùng dưới 150 kWh/tháng) áp phí dịch vụ 8,19 baht/tháng (5.300 VNĐ) cộng thêm vào hóa đơn điện hàng tháng; hộ khá hơn, dùng từ 150 kWh/tháng trở lên thì áp phí 24.62 baht/tháng (16.000 VNĐ). Chừng nào còn nộp phí dịch vụ thì dù không dùng kWh nào vẫn được duy trì công tơ.

Còn ở Indonesia, hộ dân cũng bị tính phí công suất (yêu cầu lắp công tơ công suất nào thì tính phí công suất đó). Cụ thể, hàng tháng khách hàng phải nộp từ 54.080 đến 67.981 rupy Indonesia (tương đương 85.000 - 107.000 VNĐ/tháng). Dù không dùng kWh nào, khách hàng dùng điện vẫn phải nộp phí đó hàng tháng.

Riêng với giá điện ở Đức (bao gồm ít nhất 8 loại chi phí): Chi phí mua buôn điện, chi phí lưới điện (bao gồm chi phí kết nối, các dịch vụ đo đếm và công tơ), trợ giá năng lượng tái tạo, thuế điện, trợ giá điện đồng phát, cùng các loại phí khác. Đồ thị dưới đây cho thấy biến thiên của chi phí qua các năm, nhưng chi phí kết nối thì không đổi.

Tham khảo phí dịch vụ công tơ điện một số nước và đề xuất giải pháp cho Việt Nam

Khi tham khảo nội dung này ở Malaysia, chúng tôi thấy giống như cách tính nước sạch ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là, nếu khách hàng không sử dụng điện, hoặc sử dụng quá ít, họ sẽ bị tính 3 rupy Malaysia (15.600 VNĐ) là số tiền tối thiểu hàng tháng phải nộp.

Còn với ngành viễn thông Việt Nam, như chúng ta đã biết: Nếu khách hàng không dùng điện thoại để nói chuyện, hay truy cập internet thì vẫn phải trả phí hàng tháng - gọi là phí nối mạng. Nếu khách hàng không trả phí này, nhà mạng sẽ cắt kết nối.

Đề xuất giải pháp cho Việt Nam:

Nếu muốn giải pháp xin - cho, thì khách hàng vẫn phải gọi điện đến đường dây nóng trình bày lý do. Nhưng nếu muốn sòng phẳng để duy trì công tơ khi không sử dụng thì phải thay đổi.

Một giải pháp chiến lược, tự động hoàn toàn (chuẩn 4.0) là nộp tiền dịch vụ hàng tháng. Có hai phương án:

Một là: Phương án phù hợp với chính sách chưa tăng giá điện của Chính phủ. Theo đó, công ty điện lực sẽ chỉ tính giá tối thiểu (ví dụ 10.000 VNĐ/tháng đối với công tơ 1 pha hộ gia đình) cộng thêm tiền điện sử dụng. Không nộp thì sau 6 tháng là cắt điện và có hóa đơn cho số tiền chưa nộp. Còn khi đã nộp đủ thì khách hàng sẽ được duy trì đấu nối điện.

Với công tơ 3 pha (nhân gấp 3) - công tơ có công suất càng cao cho sản xuất, kinh doanh, thì số tiền tối thiểu càng cao. Những người dùng điện bình thường sẽ không bị ảnh hưởng.

Hai là: Phương án tính chi phí dịch vụ hàng tháng, bất kể có dùng điện hay không (như Thái Lan, Indonesia, Singapore đang thực hiện). Nếu thuận tiện, có thể tách bạch phí quản lý (dịch vụ) công tơ hàng tháng, phí công suất, giá phát điện theo kWh, giá truyền tải theo kWh, giá phân phối theo kWh sử dụng, phạt vì sử dụng cao/thấp hơn mức công suất đăng ký, phí công suất phản kháng, thuế VAT... Chừng nào khách hàng còn thanh toán phí hàng tháng thì vẫn được duy trì đấu nối điện, dù không dùng kWh nào.

Giải pháp này có phiền toái là phải sửa đổi hợp đồng, nhưng nó hướng tới một thị trường điện minh bạch hơn, tự động hóa nhiều hơn./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động