RSS Feed for Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 23:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 2]

 - Trong bức tranh năng lượng toàn cầu do IEA công bố, Việt Nam gần như không có cơ hội để có tên trên bản đồ về bất cứ lĩnh vực năng lượng nào của thế giới. Nhưng, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một trong 10 nước nhập khẩu năng lượng lọt vào "top ten" nhập khẩu năng lượng của thế giới. Đây là nguy cơ hiện hữu về an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam không thể không tính sớm.

Vì sao Việt Nam cần phát triển nhiệt điện than? (Tạm kết)
Phản đối Việt Nam phát triển nhiệt điện than là một sai lầm [Kỳ 1]

KỲ 2: VIỆT NAM TRONG "TOP TEN" NHẬP KHẨU NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI

Các lĩnh vực n​ăng lượng của thế giới

Tổng cung nguồn năng lượng sơ cấp của thế giới năm 2015 là 13,647 tỷ TOE (tấn dầu quy đổi). Trong đó, dầu chiếm 31,76%; than - 28,11%; khí - 21,57%; sinh khối - 9,69%; nguyên tử - 4,91%; thủy điện - 2,45%; mặt trời, gió, địa nhiệt - 1,5% (xem hình 1).

Hình 1: Tỷ trọng của các nguồn năng lượng sơ cấp năm 2015 trên thế giới


Dầu mỏ:

Khai thác: Tổng sản lượng khai thác dầu mỏ năm 2016 của thế giới là 4,321 tỷ TOE. Trong đó, Trung Đông chiếm 33,6%; các nước OECD- 24,5%; Châu Âu và phần châu Á của châu Âu (ngoài OECD) là 16%; Châu Mỹ còn lại (ngoài OECD) là 9%; Châu Phi là 8,4%.

Mười nước khai thác dầu lớn nhất năm 2016 lần lượt gồm: Ả Rập (538 triệu tấn), Nga (546 triệu tấn), Mỹ (537 triệu tấn), Canada (220 triệu tấn), Trung Quốc (200 triệu tấn), Iran (200 triệu tấn), Iraq (191 triệu tấn), Tiểu vương quốc Ả rập- UAE (182 triệu tấn), Kuwait (159 triệu tấn), và Brazil (135 triệu tấn). Mười nước này khai thác tới hơn 68% sản lượng dầu thế giới.

Sản lượng dầu mỏ được phân bổ như sau: (hình 2)

Hình 2: Phân bổ sản lượng dầu mỏ năm 2016 trên thế giới

Xuất khẩu: Tổng lượng dầu xuất khẩu trên thế giới năm 2015 là 1.992 triệu tấn. Mười nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới lần lượt là Ả Rập (369 triệu tấn), Nga (243 triệu tấn), Iraq (148 triệu tấn), UAE (125 triệu tấn), Canada (116 triệu tấn), Nigeria (104 triệu tấn), Kuwait (100 triệu tấn), Venezuela (98 triệu tấn, Angola (86 triệu tấn), và Iran (64 triệu tấn). Các nước này xuất khẩu hơn 76% lượng dầu.

Phân bố thị phần xuất khẩu dầu năm 2015 của các nước như sau: (hình 3)    

Hình 3: Phân bổ thị phần xuất khẩu dầu năm 2015 trên thế giới  

Nhập khẩu: Tổng lượng dầu nhập khẩu thuần năm 2015 trên thế giới là 2.041 triệu tấn. Mười nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới lần lượt gồm: Mỹ (348 triệu tấn), Trung Quốc (333 triệu tấn), Ấn Độ (203 triệu tấn), Nhật (165 triệu tấn), Hàn Quốc (139 triệu tấn), Đức (91 triệu tấn), Ý (67 triệu tấn), Tây Ba Nha (65 triệu tấn), Hà Lan (59 triệu tấn), Pháp (57 triệu tấn). Các nước còn lại nhập khẩu tổng số 514 triệu tấn.

Phân bổ thị phần nhập khẩu dầu theo các nước như sau: (hình 4)

   Hình 4: Phân bổ thị phần nhập khẩu dầu năm 2015 trên thế giới

Khí thiên nhiên

Sản lượng khai thác: Khí thiên nhiên năm 2016 của thế giới là 3.613 tỷ m3. Trong đó, 67,7% sản lượng tập trung vào 10 nước khai thác lớn nhất, lần lượt gồm: Mỹ (949 tỷ m3), Nga (644 tỷ m3), Iran (190 tỷ m3), Canada (174 tỷ m3), Qatar (165 tỷ m3), Trung Quốc (137 tỷ m3), Na Uy (121 tỷ m3), Algeria (92 tỷ m3), Ả Rập (90 tỷ m3), Úc (88 tỷ m3). Các nước còn lại khai thác 32,3% (1.163 tỷ m3).

Phân bổ sản lượng khí khai thác năm 2016 như sau: (hình 5)

 

Hình 5: Phân bổ sản lượng khai thác khí thiên nhiên năm 2016

Xuất khẩu: Khí thiên nhiên năm 2016 của thế giới đạt mức 869 tỷ m3. Trong đó, 10 nước xuất khẩu lớn nhất lần lượt gồm: Nga (205 tỷ m3), Qatar (117 tỷ m3), Na Uy (115 tỷ m3), Canada (61 tỷ m3), Algeria (54 tỷ m3), Turkmenistan (53 tỷ m3), Úc (41 tỷ m3), Indonesia (34 tỷ m3), Malaysia (24 tỷ m3), Nigeria (23 tỷ m3). Các nước còn lại xuất khẩu tổng cộng 142 tỷ m3

Phân bổ thị phần xuất khẩu khí thiên nhiên năm 2016 như sau: (hình 6)

 

Hình 6: Phân bổ thị phần xuất khẩu khí thiên nhiên năm 2016

Nhập khẩu: Khí thiên nhiên năm 2016 đạt mức 857 tỷ m3. Trong đó, 10 nước nhập khẩu lớn nhất lần lượt gồm: Nhật (116 tỷ m3), Đức (79 tỷ m3), Trung Quốc (69 tỷ m3), Ý (65 tỷ m3), Thổ (46 tỷ m3), Hàn Quốc (44 tỷ m3), Mexico (43 tỷ m3), Pháp (43 tỷ m3), Anh (38 tỷ m3), Tây Ba Nha (28 tỷ m3). Các nước còn lại nhập khẩu 286 tỷ m3.

Phân bổ thị phần nhập khẩu khí trên thế giới như sau: (hình 7)

Hình 7: Phân bổ thị phần nhập khẩu khí thiên nhiên năm 2016

Ghi chú: sản lượng xuất/nhập khẩu bao gồm khí thiên nhiên (qua đường ống) và khí thiên nhiên hóa lỏng (tàu biển).

Than

Tổng sản lượng khai thác tất cả các loại than năm 2016 của thế giới đạt mức 7.269 triệu tấn. 10 nước có sản lượng lớn nhất gồm: Trung Quốc - 3.242 triệu tấn (44,6%), Ấn Độ - 708 triệu tấn (9,7%), Mỹ - 672 triệu tấn (9,2%), Úc - 503 triệu tấn (6,9%), Indonesia - 460 triệu tấn (6,3%), Nga - 365 triệu tấn (5,0%), Nam Phi - 257 triệu tấn (3,5%), Đức - 176 triệu tấn (2,4%), Ba Lan - 131 triệu tấn (1,8%), và Kazakhstan - 98 triệu tấn (1,3%). Các nước còn lại khai thác 657 triệu tấn (9,3%).

Phân bổ sản lượng than năm 2016 trên thế giới như sau: (hình 8)

Hình 8: Phân bổ sản lượng khai thác than trên thế giới năm 2016

Tổng khối lượng xuất khẩu than năm 2016 đạt 1.213 triệu tấn. 10 nước xuất khẩu than lớn nhất gồm: Úc (389 triệu tấn), Indonesia (367 triệu tấn), Nga (147 triệu tấn), Colubia (83 triệu tấn), Nam Phi (76 triệu tấn), Mỹ (46 triệu tấn), Mông Cổ (26 triệu tấn), Kazakhstan (26 triệu tấn), Canada (24 triệu tấn), Triều Tiên (21 triệu tấn). Các nước còn lại xuất khẩu tổng số 8 triệu tấn.

Phân bổ thị phần xuất khẩu than năm 2016 như sau: (hình 9)

Hình 9: Thị phần xuất khẩu than năm 2016

Tổng khối lượng than nhập khẩu năm 2016 của các nước là 1.211 triệu tấn. Trong đó, 10 nước nhập khẩu than lớn nhất lần lượt là: Trung Quốc - 247 triệu tấn, Ấn Độ - 199 triệu tấn, Nhật - 189 triệu tấn, Hàn Quốc - 134 triệu tấn, Đài Loan - 66 triệu tấn, Đức - 53 triệu tấn, Thổ - 36 triệu tấn, Malaysia - 29 triệu tấn, Thái Lan - 23 triệu tấn, Brazil - 20 triệu tấn. Các nước còn lại nhập khẩu 215 triệu tấn.

Phân bổ thị phần nhập khẩu than năm 2016 như sau: (hình 10)

Hình 10: Thị phần nhập khẩu than năm 2016

 

Điện nguyên tử

Tổng sản lượng điện nguyên tử của thế giới năm 2015 đạt 2.571 TWh. Trong đó, các nước OECD chiếm 76,7%; Trung Quốc - 6,6%; Các nước châu Âu ngoài OECD - 12,2%; các nước châu Á còn lại ngoài OECD - 3,1%; các nước còn lại - 1,4%. Trong đó, 10 nước có sản lượng điện nguyên tử lớn nhất lần lượt gồm: Mỹ - 830 TWh (32,3%), Pháp - 437 TWh (17%), Nga - 195 TWh (7,6%), Trung Quốc - 171 TWh (6,7%), Hàn Quốc - 165 TWh (6,4%), Canada - 101 TWh (3,9%), Đức - 92 TWh (3,6%), Ucraina - 88 TWh (3,4%), Anh - 70 TWh (2,7%), Tây Ba Nha - 57 TWh (2,2%). Các nước còn lại - 365 TWh (14,2%).

Cụ thể: (xem hình 11)

Hình 11: Phân bố sản lượng điện nguyên tử trên thế giới (%)

Tổng công suất đặt của các nhà máy điện nguyên tử trên thế giới năm 2015 đạt 383 GW. Trong đó, 10 nước có tổng công suất đặt lớn nhất lần lượt gồm: Mỹ - 99GW, Pháp - 63GW, Nhật - 40GW, Trung Quốc - 27GW, Nga - 25GW, Hàn Quốc - 22GW, Canada - 14GW, Ucraina - 13GW, Đức - 11GW, Thụy Điển - 10GW. Các nước còn lại - 59GW. (Xem hình 12).

  

Hình 12: Tổng công suất đặt của điện nguyên tử trên thế giới năm 2015 (GW)

Tỷ trọng điện nguyên tử trong tổng sản lượng điện năm 2015 của thế giới là 10,6%. Trong đó, 10 nước có tỷ trọng điện nguyên tử lớn nhất trong tổng sản lượng điện quốc gia lần lượt gồm: Pháp - 77,6%; Ucraina - 54,1%; Hàn Quốc - 30%; Anh - 20,9%; Tây Ba Nha - 20,6%; Mỹ - 19,3%; Nga - 18,3%; Canada - 15,1%; Đức - 14,3%; Trung Quốc - 2,9%. Các nước còn lại - 7,2%.

Cụ thể: (xem hình 13)

Hình 13: Tỷ trọng điện nguyên tử trong tổng sản lượng điện quốc nội (%)


Thủy điện

Tổng sản lượng thủy điện năm 2015 của thế giới đạt mức 3.978 TWh. Trong đó, 10 nước có sản lượng thủy điện lớn nhất lần lượt gồm: Trung Quốc - 1130 TWh, (28,4%); Canada - 381 TWh (9,6%); Brazil - 360 TWh (9,0%); Mỹ - 271 TWh (6,8%); Nga - 170 TWh (4,3%); Na Uy - 139 TWh (3,5%); Ấn Độ - 138 TWh (3,5%); Nhật - 91 TWh (2,3%); Thụy Điển - 75 TWh (1,9%); Venezuela - 75 TWh (1,9%); Các nước còn lại - 1148 TWh (28,8%). (Xem hình 14)

Hình 14: Phân bổ sản lượng thủy điện năm 2015 trên thế giới

 

Tổng công suất lắp đặt của thủy điện (kể cả điện tích năng) năm 2015 trên thế giới là 1.205 GW. Trong đó, 10 nước có tổng công suất đặt thủy điện lớn nhất được trình bày (trong hình 15).

Hình 15: Công suất đặt thủy điện của các nước (GW)

Tỷ trọng của thủy điện trong tổng sản lượng điện thế giới bình quân là 16,3%. Trong đó, tỷ trọng thủy điện ở 10 nước có sản lượng thủy điện lớn nhất như sau: (xem hình 16)

     Hình 16: Tỷ trọng thủy điện ở các nước có sản lượng thủy điện lớn nhất (%)
 

Phong điện

Tổng sản lượng phong điện năm 2015 của thế giới là 838 TWh. Trong đó, 10 nước có sản lượng phong điện lớn nhất gồm (xem hình 17)

 

Hình 17: Sản lượng phong điện của các nước năm 2015 (TWh)

Tổng công suất phát lên lưới năm 2015 trên thế giới là 414 GW. Trong đó, 10 nước có công suất đặt lớn nhất gồm (xem hình 18)

   

  Hình 18: Công suất đặt phong điện của các nước năm 2015 (GW)

Tỷ trọng phong điện trong tổng sản lượng điện phát ra của các nước như sau: (hình 19)

Hình 19: Tỷ trọng phong điện trong trong tổng sản lượng điện phát ra (%)

Quang điện

Tổng sản lượng quang điện năm 2015 của thế giới đạt 247 TWh và tổng công suất phát lên lưới là 220.2 GW. Trong đó, 10 nước đứng đầu có sản lượng và công suất đặt của quang điện như sau: (hình 20)

Hình 20: Sản lượng (TWh) và công suất (GW) quang điện của các nước năm 2015


Tỷ trọng của quang điện trong tổng sản lượng điện các nước như sau: (hình 21)

Hình 21: Tỷ trọng của quang điện trong tổng sản lượng điện ở các nước (%)

 

Các sản phẩm tinh chế

Tổng sản lượng các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ và khí đốt năm 2015 trên thế giới đạt mức 4.033 triệu tấn. Trong đó, sản phẩm trưng cất trung gian chiếm 35,0%; xăng động cơ - 24,2%; dầu động cơ - 11,2%; xăng máy bay - 7,2%; LPG - 9,2%. Mười nước có sản lượng chế biến dầu lớn nhất thế giới gồm: Mỹ - 820 triệu tấn (20,3%); Trung Quốc - 510 triệu tấn (12,6%); Nga - 278 triệu tấn (6,9%); Ấn Độ - 240 triệu tấn (6,0%); Nhật - 163 triệu tấn (4,0%); Hàn Quốc - 140 triệu tấn (3,5%); Ả Rập xê út - 119 triệu tấn (3,0%); Brazil - 107 triệu tấn (2,7%); Đức - 99 triệu tấn (2,5%); Canada - 88 triệu tấn (2,2%); và các nước còn lại - 1469 triệu tấn (36,3%). Xem hình 22

Hình 22: Sản lượng chế biến dầu mỏ của các nước năm 2015 (triệu tấn)

 

Tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm lọc dầu năm 2015 là 594 triệu tấn. Có 10 nước xuất khẩu thuần túy các sản phẩm của chế biến dầu như sau: (hình 23)

Hình 23: Các nước xuất khẩu sản phẩm chế biến của dầu mỏ (triệu tấn)


Tổng khối lượng nhập khẩu các sản phẩm chế biến của dầu mỏ năm 2015 thế giới đạt mức 501 triệu tấn. Trong đó, 10 nước nhập khẩu lớn nhất năm 2015 như sau: (hình 24)

Hình 24: Các nước nhập khẩu sản phẩm chế biến của dầu mỏ (triệu tấn)

 

Phát điện

Tổng sản lượng điện phát năm 2015 của thế giới là 24.255 TWh với các thành phần (tỷ trọng) nguồn như sau: (xem hình 25)

Hình 25: Cơ cấu các nguồn điện trong sản lượng điện của thế giới năm 2015 (%)

Mười nước có sản lượng phát điện năm 2015 lớn nhất như sau: (hình 26-1) 

 

Hình 26-1: Sản lương điện năm 2015 của các nước (TWh)
 

Tổng sản lượng điện xuất khẩu tnăm 2015 là 338 TWh. Của 10 nước xuất khẩu thuần lớn nhất như sau: (hình 26-2)

 

Hình 26-2: Các nước xuất khẩu điện thuần năm 2015 (TWh)

 

Các nước nhập khẩu điện năm 2015 như sau: (hình 27)

Hình 27: Các nước nhập khẩu điện năm 2015  (TWh)

 

Cơ cấu tiêu dùng điện của thế giới năm 2015 như sau: (hình 28)

Hình 28: Cơ cấu tiêu dùng điện năm 2015 của thế giới (%)

Phát thải

Tổng lượng phát thải khí CO2 của riêng ngành năng lượng thế giới năm 2015 là 32,294 tỷ tấn và được phân bổ cho các nhóm nước như sau: (hình 29)

Hình 29: Phân bổ lượng phát thải của ngành năng lượng 2015 theo các nhóm nước (%)

Tóm lại, hiện nay, trong từng lĩnh vực năng lượng của thế giới như phân tích trên, Việt Nam gần như không có cơ hội để có tên trên bản đồ về bất cứ lĩnh vực năng lượng nào của thế giới. Nhưng, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một trong 10 nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất của thế giới.

Dự báo thời điểm để Việt Nam lọt vào "top ten" nhập khẩu năng lượng như sau:

- Năm 2017: Nhập khẩu trên 15 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ.

- Năm 2018: Nhập khẩu trên 20 triệu tấn than.

- Năm 2025: Nhập khẩu trên 10 tỷ kWh điện.

- Năm 2030: Nhập khẩu 28 tỷ m3 khí.

Chúng tôi cho rằng, đây là nguy cơ hiện hữu về an ninh năng lượng quốc gia Việt Nam không thể không tính sớm.

Kỳ tới: Trao đổi về bài viết "Nhiệt điện than giá rẻ, thật sao?" của Nguyễn Đăng Anh Thi [Phần 1]

HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động