RSS Feed for Nhận định - Dự báo Thứ sáu 26/04/2024 22:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?
Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Bài học đối phó với khủng hoảng năng lượng của Canada

Bài học đối phó với khủng hoảng năng lượng của Canada

Phải nói ngay rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đang rất... “nồng” và không thể giải quyết một sớm, một chiều. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Canada lại có hướng đi riêng để sớm giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 14]: Nhìn nhận của người Nhật về nguy cơ thiếu điện ở châu Âu

Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu vừa qua đã phần nào cho chúng ta thấy chuyển dịch năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu tuy là xu thế tất yếu, nhưng nếu “giục tốc”, vội vã dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và mặt trời, khi chưa tạo đủ mức độ an ninh cung cấp năng lượng bằng các nguồn truyền thống ổn định, sẽ gây rủi ro cho chính nền kinh tế và người dân của mình. “Tác dụng phụ” của các biện pháp chống biến đổi khí hậu sẽ không hề nhẹ.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ cuối]: Suy ngẫm về Việt Nam

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ cuối]: Suy ngẫm về Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Để có thể đánh giá đúng cơ cấu điện năng và động thái của cơ cấu điện năng có hợp lý hay không phải biết rõ các con số tỷ lệ đó được sinh ra từ “cái tổ” nào và trong bối cảnh nào. Hay nói theo kiểu dân dã là “nguồn gốc xuất thân” của chúng ở đâu. Do vậy, chúng ta nên bỏ tư duy phải “xác định tỷ lệ hợp lý của từng nguồn điện theo loại nhiên liệu trong hệ thống nguồn điện” mà phải là “xác định quy mô hợp lý của từng nguồn điện theo loại nhiên liệu trong hệ thống nguồn điện”.
Đức và châu Âu đang tìm kiếm nguồn nhập than cho sản xuất điện

Đức và châu Âu đang tìm kiếm nguồn nhập than cho sản xuất điện

Trong bối cảnh thế giới đang cố gắng thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì khủng hoảng năng lượng xuất hiện, khiến nhiều quốc gia châu Âu phải tìm giải pháp tình thế, dùng than để sản xuất điện... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Những thách thức đối với dự án điện mặt trời ‘quy mô lớn’ - nhìn về Việt Nam

Những thách thức đối với dự án điện mặt trời ‘quy mô lớn’ - nhìn về Việt Nam

Khi chi phí công nghệ giảm mạnh, chính phủ nhiều nước xây dựng các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn, khiến nhiều người tin rằng: Ngành này sớm đạt điểm đỉnh. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, bên cạnh thuận lợi, điện mặt trời đang còn rất nhiều “rào cản” chờ ở phía trước.
Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Ngoài đại dịch Covid-19, biến động giá dầu và khủng hoảng năng lượng đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Đây cũng là dấu hiệu không mấy vui trước ngày khai mạc COP26. Những người hoài nghi cho rằng: Đây là “lời cảnh báo cho các chính phủ về những rủi ro cố hữu của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời điểm để “đưa than vào lịch sử”. Còn theo Bloomberg News: Việc “chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang đến gần, nhưng nó không hề đơn giản”... Để trả lời cho câu hỏi: Liệu khủng hoảng năng lượng lần này có phải là dấu hiệu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hay không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp dưới đây.
Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Qua bức tranh toàn cảnh phát triển năng lượng tái tạo năm 2020 của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện, Việt Nam có thể tham khảo những gì trong phát triển năng lượng gió, mặt trời...? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Khi nào ‘amoniac xanh nhiên liệu’ khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại?

Khi nào ‘amoniac xanh nhiên liệu’ khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại?

Tiềm năng và lợi ích của ‘amoniac xanh nhiên liệu’ là rất lớn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì nguồn năng lượng này mới khả thi về mặt kỹ thuật và thương mại? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 2]: Cơ cấu sản lượng điện

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 2]: Cơ cấu sản lượng điện

Qua những phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Cơ cấu sản lượng điện của các khu vực, nhóm nước, cũng như của các nước rất đa dạng, khác xa với cơ cấu bình quân của toàn thế giới và thường xuyên biến động, không có nước nào giống nước nào.
Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Vì sao năng lượng tái tạo chỉ đảm bảo một nửa mục tiêu Net Zero?

Xu thế thế giới hiện nay là chuyển đổi năng lượng để dẫn đến trung hòa carbon (Net Zero CO2), nhưng theo các chuyên gia năng lượng, cho dù năng lượng tái tạo đang rất sôi động, nhưng nó vẫn chỉ trả lời được một vế của vấn đề, nếu không hiện đại hóa mạng lưới điện. Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao năng lượng tái tạo chỉ là một nửa của giải pháp Net Zero? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, bình luận dưới đây.
Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Ngành điện thế giới và Việt Nam năm đầu Covid-19 [Kỳ 1]: Sản lượng điện sản xuất

Trong chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp, phân tích, nhận xét về ngành điện năm 2020 - năm Covid-19 đầu tiên trên phạm vi toàn thế giới, các khu vực, nhóm nước và các nước đại diện dưới các tiêu chí: Quy mô sản lượng, tốc độ tăng, tỷ phần, sản lượng điện bình quân đầu người, cơ cấu nguồn điện theo loại nhiên liệu phát điện trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Qua đó, rút ra vài điều suy ngẫm cho Việt Nam trong chiến lược phát triển điện thời gian tới.
Giải pháp tham khảo cho ‘mảnh ghép’ còn thiếu của năng lượng tái tạo

Giải pháp tham khảo cho ‘mảnh ghép’ còn thiếu của năng lượng tái tạo

Lưu trữ năng lượng đóng vai trò rường cột trong tiến trình chuyển đổi năng lượng tương lai. Đây cũng là “cỗ máy in tiền tự động” mang lại nhiều lợi ích, từ kinh tế, môi trường cho đến những tác động về mặt xã hội và là đồng minh đáng tin cậy của nguồn năng lượng sạch trong tương lai.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 13]: Có thể ngăn được đứt gãy cung, cầu nguồn tài nguyên?

Nhiều nước phát triển ở châu Âu và Mỹ đang giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên). Điều này để nhằm đạt được mức giảm phát thải khí nhà kính “cơ bản về không” vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu năng lượng tái tạo có phát triển theo kịch bản của các quốc gia hay không. Trong quá trình tiến tới không carbon, có nguy cơ các nguồn tài nguyên hiện có sẽ thiếu hụt và cung - cầu năng lượng sẽ bị gián đoạn. Thế giới đang phải chịu áp lực: Làm sao đầu tư nhưng vẫn giữ được cân bằng?
Mất điện diện rộng ở Trung Quốc và một góc nhìn cho hệ thống điện Việt Nam

Mất điện diện rộng ở Trung Quốc và một góc nhìn cho hệ thống điện Việt Nam

Từ những nguyên nhân thiếu điện của Trung Quốc thời gian gần đây đã lưu ý Việt Nam cần phải xác định những gì về cơ cấu nguồn điện trong hiện tại và tương lai tới? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Thấy gì qua Quy hoạch điện 13 và 14 của Trung Quốc?

Thấy gì qua Quy hoạch điện 13 và 14 của Trung Quốc?

Việc sử dụng năng lượng của Trung Quốc gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là mức độ phát tán khí thải gây ô nhiễm. Vậy, trong Quy hoạch điện 13 của quốc gia tỷ dân này đã giải quyết vấn đề nguồn cung điện năng cho phát triển, cũng như vấn đề môi trường và mất cân đối nguồn điện thế nào? Cải cách, định giá truyền tải, phân phối điện và triển khai thị trường giao ngay quốc gia ra sao...? Mục tiêu trọng tâm trong Quy hoạch điện 14 của quốc gia này là gì? Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động