RSS Feed for Mỹ làm gì để bảo toàn an ninh năng lượng? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 17:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Mỹ làm gì để bảo toàn an ninh năng lượng?

 - Thiếu dầu khiến kinh tế Mỹ bị tổn thương nghiêm trọng, mỗi lần giá dầu thế giới leo thang. Bởi vậy, phát triển năng lượng đã trở thành chủ đề mang đậm chất chính trị, không còn chỉ đơn thuần là kinh tế! Mỹ là nước sản xuất dầu lửa lớn thứ 3 thế giới, và trong vòng 5 năm qua đã nâng sản lượng thêm 15%. Nhưng điều đó chưa là gì nếu nhìn vào vị thế của Mỹ trên thị trường khí gas tự nhiên: nhà sản xuất lớn nhất thế giới (sản lượng tăng 24% kể từ năm 2006 đến nay).

 

Tổng thống Obama đã xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng, từ nay tới năm 2015 đưa 1 triệu xe điện vào thị trường Mỹ, dần thay thế cho những chiếc xe chạy xăng quá tốn kém và đặt mục tiêu tăng gấp đôi chuẩn tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi tại Mỹ, lên mức 54,4 mpg (tương đương 23,17 km/lit) vào năm 2025.

Là một cường quốc sở hữu năng lực cung ứng lớn như vậy, nhưng Mỹ lúc nào cũng đau đầu với vấn đề phát triển năng lượng. Tại sao vậy?

Mỹ dùng ít khí gas tự nhiên hơn năng lực sản xuất, trong khi lại tiêu thụ dầu lửa gấp đôi khả năng tự cung. Và điều đó đối với 1 nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ 3 thế giới quả thực là thảm họa. Thiếu dầu dẫn đến việc Mỹ luôn rơi vào hoàn cảnh bị tổn thương nghiêm trọng mỗi lần giá dầu thế giới leo thang, nhất là khi tốc độ tăng của giá dầu nhanh hơn nhiều so mức tăng sản lượng dầu của Mỹ.

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng khổng lồ của Mỹ cũng chính là lý do tại sao tỷ lệ khí thải trung bình trên đầu người tại đây dù đã được chính quyền nỗ lực cải thiện, vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, Mỹ bắt đầu trở nên chặt chẽ hơn trong việc quản lý tiêu thụ năng lượng điện tại những thành phố vốn là kinh đô ánh sáng của Mỹ trước đây. Cùng với đó, Mỹ đẩy mạnh sử dụng khí gas tự nhiên thay cho dầu trong một số lĩnh vực công nghiệp với lợi thế là nước đi đầu thế giới về công nghệ chế biến sản phẩm này, giá thành thấp hơn nhiều so với than hay dầu lửa và khả năng cung ứng cũng chủ động hơn hẳn.

Để giải quyết tình trạng căng thẳng năng lượng, chính quyền Obama từ khi nhậm chức luôn nỗ lực tìm kiếm các nguồn dầu mỏ mới, đồng thời mở thêm nhiều giàn khoan, cho phép hãng Shell bắt đầu thăm dò trên vùng biển băng giá ngoài khơi phía bắc Alaska.

Tổng thống Obama còn xây dựng một kế hoạch đầy tham vọng, từ nay tới năm 2015 đưa 1 triệu xe điện vào thị trường Mỹ, dần thay thế cho những chiếc xe chạy xăng quá tốn kém và đặt mục tiêu tăng gấp đôi chuẩn tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi tại Mỹ, lên mức 54,4 mpg (tương đương 23,17 km/lit) vào năm 2025.

Sự sốt sắng của giới chức Mỹ đối với vấn đề năng lượng không chỉ dừng lại ở đấy. Những chính sách như, phát triển công nghiệp Ethanol, ưu tiên thúc đẩy các ngành năng lượng tái tạo đã trở thành chủ đề mang đậm chất chính trị chứ không còn chỉ đơn thuần là kinh tế. Chúng luôn nằm trong top đầu lưu tâm của nghị viện Mỹ, bên cạnh những chương trình nghị sự nóng sốt khác như cuộc chiến chống khủng bố hay đầu tư ngân sách quốc phòng.

Và tất nhiên, năng lượng cũng trở thành con bài chiến lược trong nội dung tranh cử của 2 ứng cử viên tổng thống. Mitt Romney dường như mềm dẻo hơn Obama trong cách tiếp cận vấn đề này. Ông ít bàn đến các quy định, lỏng lẻo hơn trong mục tiêu nâng chuẩn tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên, Obama lại được lòng những cử tri có quan điểm bảo vệ khí hậu và môi trường.

Tóm lại, trong hàng trăm năm lịch sử, mặc dù gần như luôn là nền kinh tế số 1 thế giới, nước Mỹ chưa từng có một giây phút nào được giải phóng khỏi sức ép về nhu cầu năng lượng.

Theo: TTVN/Economist

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động