RSS Feed for Kiến nghị hiệu chỉnh danh mục các dự án nguồn điện trong QHĐ VII | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 18:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kiến nghị hiệu chỉnh danh mục các dự án nguồn điện trong QHĐ VII

 - Nếu việc cung ứng than được thực hiện triệt để theo cơ chế thị trường, có thể đẩy lùi thời hạn nhập khẩu than cho sản xuất điện đến sau năm 2020.

Kiến nghị thành lập Ủy ban Quốc gia về Năng lượng tái tạo Việt Nam
Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam
Nhận định về những thách thức của ngành Than Việt Nam

TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN 

Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện: Theo số liệu thống kê, tăng trưởng bình quân điện năng sản xuất giai đoạn 2010-2014 là gần 9% (từ 100 tỷ kWh năm 2010 đến 140,5 tỷ kWh - EVN dự kiến năm 2014).

Trong khi đó, tăng trưởng bình quân GDP gần 6%, từ đó suy ra hệ số đàn hồi (HSĐH - tăng trưởng điện năng/tăng trưởng GDP) là 1,5.

Trên cơ sở thực tế này, nếu dự báo tăng trưởng bình quân GDP từ nay đến 2020 khoảng 7-8% thì tăng trưởng điện năng có thể đạt mức 11% với HSĐH khoảng 1,4-1,6.

Như vậy, nếu lấy mốc là năm 2014, tổng sản lượng điện của nước ta là 140,5 tỷ kWh, thì với nhịp độ tăng trưởng 11%/năm, tổng sản lượng điện năm 2020 sẽ là hơn 260 tỷ kWh, tương ứng công suất phụ tải đỉnh là 41.000 MW.

Lượng điện năng tiêu thụ này được phân bố theo 3 miền như sau:

     Khu vực

                     Tiêu điện năm 2020

 Sản lượng, TWh  

Tỷ lệ, %

 Công suất đỉnh, MW

Toàn quốc

           260            

      100

              41.000

Miền Bắc

           100

     38,2

              17.300

Miền Trung

             26

     10,1

                4.300

Miền Nam

           134

     51,7

              21.000

 

Trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu thụ điện của toàn quốc và ba miền trên đây, kết hợp với tính khả thi của chương trình phát triển nguồn điện tại các miền, cũng như việc khả năng trao đổi điện giữa chúng qua hệ thống truyền tải điện 500kV như đã được xem xét trong đề án Quy hoạch điện VII, kiến nghị:

Hiệu chỉnh danh mục các nguồn nhiệt điện than đưa vào vận hành từ 2013 đến 2020, với tổng công suất lắp máy là 17.220MW (bằng khoảng 56% so với khối lượng (30.800MW) trong bản danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó, tại miền Bắc là 9.090MW, miền Nam là 8.130MW.

Với sự hiệu chỉnh này, tổng công suất nhiệt điện than của nước ta sẽ là khoảng 21.000 MW và tổng công suất nguồn của hệ thống toàn điện quốc năm 2020 khoảng 54.000 MW. Trong đó, nhiệt điện (than, khí) chiếm gần 62%, hoàn toàn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ 41.000 MW, với tỷ lệ dự phòng gần 32% vào mùa mưa và khoảng 17% vào mùa khô (khi công suất phát của thủy điện giảm còn 70%).

Theo tính toán cân bằng điện năng thì năm 2020, sản lượng nhiệt điện than yêu cầu khoảng 108 tỷ kWh, tiêu thụ khoảng 48 triệu tấn than.

Như vậy, nếu khả năng cung cấp than trong nước cho sản xuất điện chỉ có thể đạt mức 40 triệu tấn vào năm 2020 như dự kiến trong Quy hoạch điện VII, thì bắt đầu từ năm 2020, nước ta phải nhập khẩu than cho điện với lượng nhập năm 2020 là 8 triệu tấn.

Tuy nhiên, nếu việc cung ứng than được thực hiện triệt để theo cơ chế thị trường, nghĩa là sản xuất than sẽ đáp ứng theo nhu cầu của các ngành sản xuất trong nước (điện, xi măng…) và xuất khẩu (than cục chất lượng cao) mà không có tình trạng cung vượt cầu như mấy năm qua, thì có thể đẩy lùi thời hạn nhập khẩu than cho sản xuất điện đến sau năm 2020.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nhà máy Điện Hạt nhân (NMĐHN) Ninh Thuận sẽ được đưa vào vận hành sau năm 2020, nên việc xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện tích năng (NMTĐTN) Bác Ái (1.200 MW) cũng nên lùi tiến độ, tương ứng hoặc chậm hơn vài năm so với tiến độ đưa vào vận hành của NMĐHN đầu tiên.

Điều này cũng không có ảnh hưởng gì vì NMTĐTN với quy mô như Bác Ái, chỉ có thể phát huy hiệu quả cao khi đi kèm với một lượng công suất ĐHN tương đối lớn.

Danh mục các dự án nhiệt điện than đưa vào vận hành giai đoạn 2013 - 2020:

TT

                    Tên dự án

Công suất (MW)

        Chủ đầu tư

I

Miền Bắc

9.090

 

1

Mạo khê 2

  220

TKV

2

Nghi Sơn 1

  600

EVN

3

Quảng Ninh 2

  600

EVN

4

Hải Phòng 2

  600

EVN

5

Vũng Áng 1

1.200

PVN

6

An Khánh 1

  100

CTCP NĐ An Khánh

7

Nông Sơn (Quảng Nam)

    30

TKV

8

Mông Dương 2

1.200

BOT

9

Thái Bình 2

1.200

PVN

10

Thái Bình 1

  600

EVN

11

Công Thanh

  600

CTCP NĐ Công Thanh

12

Thăng Long

  600

CTCP NĐ Thăng Long

13

Na Dương 2

  100

TKV

14

Nghi Sơn 2

  600

BOT

15

Cẩm Phả 2

  440

TKV

II

Miền Nam

8.130

 

1

Vĩnh Tân 2

1.200

EVN

2

Duyên Hải 1

1.200

EVN

3

Ô Môn 1 (tổ máy 2)

  330

EVN

4

Duyên Hải 3

1.200

EVN

5

Duyên Hải 3 mở rộng

  600

EVN

6

Vĩnh Tân 4

1.200

EVN

7

Vĩnh Tân 1

1.200

BOT

8

Long Phú 1

1.200

PVN

 

Tổng cộng toàn quốc (23 dự án)

17.220

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động