RSS Feed for Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 16/04/2024 18:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII

 - Sáng ngày 7/8/2019, tại Quảng Ninh, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tổ chức phiên khai mạc toàn thể Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân Việt Nam lần thứ XIII (VINANST-13). Hội nghị sẽ được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 7 đến ngày 9/8).

Vì sao thế giới ngày càng cần nhiều điện hạt nhân?
Tổng quan điện hạt nhân thế giới và các đề xuất cho Việt Nam
Quan điểm của Bộ Công Thương về điện hạt nhân

Tham gia Hội nghị lần này có hơn 40 tổ chức trong và ngoài nước với hơn 400 đại biểu là các cán bộ nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các cán bộ quản lý thuộc các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong cả nước, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường đại học và nhiều Giáo sư, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu quốc tế.

Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân Việt Nam, được tổ chức hai năm một lần, là sự kiện quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng của ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. Hội nghị là nơi gặp gỡ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, ứng dụng mới trong lĩnh vực khoa học và công nghê hạt nhân của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành cả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, Hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phạm Công Tạc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ - TS. Phạm Công Tạc cho biết: Bộ Khoa học và Công nghệ vui mừng nhận thấy, từ Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ XII được tổ chức thành công vào năm 2017, thì Hội nghị lần thứ XIII lần này đã có sự lớn mạnh về quy mô tổ chức, số lượng đại biểu, đặc biệt là nội dung và chất lượng của các báo cáo khoa học.

"Chúng tôi tin tưởng rằng kết quả của Hội nghị sẽ góp phần định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển, đồng thời tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Việt Nam” - Ông Phạm Công Tạc nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Tiến sĩ Vũ Thị Thu Thủy.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh, bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 75 cơ sở bức xạ, với 231 thiết bị phát tia X (207b thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế, 24 máy phát tia X sử dụng trong công nghiệp), 54 nguồn phóng xạ, trong đó có 56 cơ sở y tế sử dụng 207 thiết bị X-quang, 03 máy gia tốc, 02 nguồn phóng xạ hở, 04 nguồn kín, 17 cơ sở bức xạ và 06 thiết bị đo kiểm tra công nghiệp”.

Bà Thủy cho biết, "hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ở Quảng Ninh có nhiều hoạt động nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử, sử dụng nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ, như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Ung bướu khám chữa bệnh Bãi Cháy, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Công ty Nhiệt điện Mông Dương, các công ty thuộc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh…”.

Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Tiến sĩ Trần Chí Thành.

Trong khuôn khổ 03 ngày diễn ra của Hội nghị, sẽ có tổng cộng 242 báo cáo được trình bày, trong đó có 165 báo cáo được trình bày miệng (Oral presentations) tại các Tiểu ban chuyên môn và 77 báo cáo dán bảng (Posters).

Nội dung chính của Hội nghị sau phiên khai mạc ngày 8 và ngày 9 sẽ là các hội nghị chuyên đề của các tiểu ban, gồm:

1/ Tiểu ban A: Lò phản ứng, điện hạt nhân và đào tạo nguồn nhân lực.

2/ Tiểu ban B: Vật lý hạt nhân, số liệu hạt nhân, máy gia tốc và phân tích hạt nhân.

3/ Tiểu ban C: Ghi đo bức xạ, an toàn bức xạ và quan trắc môi trường.

4/ Tiểu ban D1-D2: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y tế, công nghiệp và các lĩnh vực khác.

5/ Tiểu ban D3-D4: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và ứng dụng công nghệ bức xạ.

6/ Tiểu ban E: Hóa phóng xạ, hóa bức xạ, hóa học hạt nhân, chu trình nhiên liệu, công nghệ vật liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ.

Toàn cảnh Hội nghị.

Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân Việt Nam XIII là một sự kiện khoa học quan trọng không chỉ đối với cộng đồng năng lượng nguyên tử Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

LÊ MỸ

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động