RSS Feed for Hội thảo bàn về việc bổ sung dự án ThangLong Wind vào Quy hoạch điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 15:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hội thảo bàn về việc bổ sung dự án ThangLong Wind vào Quy hoạch điện

 - Ngày 5/7, tại Hà Nội, Tập đoàn Enterprize Energy và Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã tổ chức Hội thảo về bổ sung dự án ThangLong Wind vào Quy hoạch phát triển điện Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030.

Công bố giấy phép khảo sát dự án ThangLong Wind
Tạo đột phá từ điện gió ngoài khơi Kê Gà

Toàn cảnh hội thảo.

Theo Báo cáo điều chỉnh, bổ dung dự án điện gió ngoài khơi ThangLong Wind (ngoài khơi mũi Kê Gà), tỉnh Bình Thuận vào Quy hoạch phát điện điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 do Công ty CP Tư vấn điện 3 (PECC3) lập, dự án ThangLong wind nằm trong khu vực tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi, với tổng diện tích khoảng 2.000 km2, có vị trí địa lý cách mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận khoảng từ (20-50) km từ mũi Kê Gà.

Theo dự kiến, Công ty Enterprize Energy sẽ phát triển trang trại điện gió có công suất khoảng 3.400 MW (giai đoạn từ 2022-2027). Một số nghiên cứu nội bộ của Enterprize Energy cho thấy tiềm năng gió khu vực nghiên cứu có khả năng phát triển từ 3 - 5GW. Trong trường hợp dự án được phát triển đầy đủ, sản lượng điện gió ngoài khơi có thể đạt được khoảng 25.000.000 MWh mỗi năm truyền dẫn điện vào miền Nam.

Kế hoạch phát triển dự án, với tổng công suất 3.400MW theo chuỗi giai đoạn như sau:

Giai đoạn I, khảo sát và xây dựng 600MW vào năm 2022 - 2023.

Giai đoạn II, III, IV, V (từ năm 2022-2027), phát triển 600MW/năm.

Giai đoạn VI, là 400MW.

Tổng mức đầu tư cho các giai đoạn từ năm 2022/2023 đến năm 2027 dự kiến khoảng 11,9 tỉ USD, trong đó 25-30% vốn cổ phần, 70 - 75% là vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính toàn cầu. Dự án bao gồm các trang trại gió ngoài khơi, các trạm biến áp điện ngoài khơi, hệ thống cáp điện ngoài khơi và cơ sở bảo trì vận hành ven biển.

Dự án đã được sự đồng ý chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc khảo sát nghiên cứu và đầu tư xây dựng đối với dự án điện gió ngoài khơi, tỉnh Bình Thuận và của Bộ Công Thương về việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng đối với điện gió ngoài khơi ThangLong Wind, tỉnh Bình Thuận.

Ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy, cho biết, từ ngày 19/7/2019, Tập đoàn sẽ cùng các đối tác triển khai lắp đặt hệ thống LIDAR khảo sát và đo gió trên không để thu thập số liệu gió. Thời gian đo liên tục trong 12 tháng. Dữ liệu đo gió sẽ được thu thập từ cột khí tượng trên đảo Phú Quý và thiết bị đo gió lắp trên các giàn khoan khai thác dầu lân cận vùng dự án điện gió, thiết bị phao nổi đo gió.

Các thông số quan sát bao gồm hướng, tốc độ gió; độ cao đo gió lên tới 200m so với mực nước biển. Các tham số quan sát được ghi tự động liên tục, các giá trị tối đa/ tối thiểu sẽ được ghi lại trong quá trình quan sát.

Tiếp đó, đến ngày 19/8/2019, Tập đoàn Enterprize Energy sẽ tiếp tục thực hiện khảo sát địa vật lý trong khu vực khảo sát tuyến cáp điện truyền tải vào bờ và khu vực phát triển điện gió ngoài khơi, bao gồm đo độ sâu đáy biển, khảo sát địa hình đáy biển, đo địa chấn nông và khảo sát từ tính.

Khảo sát địa chất công trình bao gồm các bước: tiến hành khoan, lấy mẫu, thực hiện thí nghiệm hiện trường, và thí nghiệm trong bờ với một số lượng hạn chế các lỗ khoan (tối đa là 6 lỗ khoan) trong các khu vực phát triển điện gió (độ sâu lỗ khoan lên đến khoảng 80m dưới đáy biển) để đánh giá điều kiện địa chất đáy biển.

Bên cạnh đó, phía nhà đầu tư cũng sẽ thực hiện nghiên cứu và khảo sát môi trường (khảo sát dưới nước, khảo sát sinh thái biển…). Cụ thể, khảo sát sự di trú các loài chim biển, động vật có vú, các loại sinh vật biển lớn. Khảo sát trên không, sử dụng máy bay để tiến hành chụp và ghi nhận hình ảnh không gian thuộc phạm vi dự án ở độ cao từ 243 - 609m. Thời gian khảo sát trên không thực hiện trong 4 mùa, tối thiểu mỗi lần thực hiện khảo sát từ 1 - 3 ngày, mỗi ngày tối thiểu từ 5 - 10 giờ.

Trước đó, ngày 12/6/2019, Tập đoàn Enterprize Energy đã nhận văn bản từ Bộ Công Thương, về việc chấp thuận thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng đối với dự án ThangLong Wind.

Theo đó, ngày 13/6/2019, Tập đoàn Enterprize Energy đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức thành công Lễ công bố giấy phép khảo sát dự án ThangLong Wind và Họp báo ra mắt website chính thức của dự án có địa chỉ: Thanglongwind.com.

Ngay sau sự kiện, UBND tỉnh Bình Thuận đã cho phép và chỉ đạo các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện để Tập đoàn Enterprize Energy tổ chức các buổi tiếp xúc trực tiếp với ngư dân trên địa bàn.

Trong 3 ngày (20, 21 và 22/6/2019), đại diện Tập đoàn Enterprize Energy và các đối tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có những buổi tiếp xúc trực tiếp với ngư dân thị xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam, và TP Phan Thiết để cung cấp những thông tin chi tiết, lợi ích của dự án điện gió Thăng Long và giải đáp tất cả các câu hỏi, thắc mắc của bà con ngư dân trên địa bàn.

Trước sự quan tâm đặc biệt của bà con ngư dân, đại diện Tập đoàn Enterprize Energy cho biết, dự án sẽ không cản trở quá trình đánh bắt thuỷ sản của ngư dân. Khoảng cách giữa các trụ tua bin theo thiết kế là 1km, tàu thuyền đánh bắt có thể đi qua khoảng giữa 2 trụ điện gió bình thường. Tất cả các tua bin điện gió này đều được lắp đặt hệ thống đèn báo hiệu an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo một hiệu ứng tốt do những trụ tua bin sẽ có chân đế vững chắc, thu hút được các loài thuỷ sinh đến trú ngụ phía dưới, tạo ra nguồn lợi thuỷ sản phong phú hơn.

Vùng xây dựng trạm biến áp 500kV và các trụ điện trên đất liền cũng đã được chọn là các khu đất trống, không canh tác được. Trường hợp nếu có người dân sinh sống trong phạm vi dự án thì phía chủ đầu tư sẽ phối hợp với lãnh đạo địa phương tổ chức di dời và đền bù thoả đáng cho ngư dân.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động