Đối tác nào trong dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới?
07:17 | 29/03/2018
Trùm dầu mỏ thế giới khởi động chính sách điện hạt nhân
Quản lý nhu cầu điện: Thực tiễn Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế
Nhà sáng lập SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son, và thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia đã công bố dự án trên tại một buổi lễ ở New York ngày 27/3/2018. Dự án này được xem là một phần trong chiến lược của vị thái tử quyền lực nhằm đa dạng hóa nền kinh tế Saudi Arabia và giảm sự phụ thuộc của quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới vào "vàng đen".
Với công suất 200 gigawatt, trang trại điện gió dự kiến được xây dựng trên sa mạc của Saudi Arabia lớn gấp khoảng 100 lần so với dự án lớn thứ nhì đang trong kế hoạch xây dựng - theo dữ liệu của Bloomberg.
"Đây sẽ là một bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại", thái tử Mohammed nói. "Một dự án táo bạo, đầy rủi ro, và chúng tôi hy vọng sẽ thành công".
Ông Son - người vạch ra dự án trên tất cả mọi khâu nói rằng, trang trại điện mặt trời này sẽ tạo tới 100.000 công việc và giúp tiết kiệm 40 tỷ USD chi phí điện năng. Dự án sẽ đạt công suất tốt đa vào năm 2030 và có thể tiêu tốn gần 1 tỷ USD mỗi gigawat.
"Saudi Arabia có nhiều ánh nắng mặt trời, diện tích đất sẵn có lớn, cùng nhiều kỹ sư giỏi, nhiều lao động, nhưng quan trọng hơn cả là tầm nhìn lớn tuyệt vời", ông Son nhận xét.
Thỏa thuận trên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ của SoftBank với Saudi Arabia. Công ty Nhật Bản này được cho là có kế hoạch đầu tư tới 25 tỷ USD vào Saudi Arabia trong vòng 3-4 năm tới. Đây thực sự là một cú huých cho thái tử Mohammed, người dẫn đầu chiến lược Tầm nhìn 2030 về cải tổ nền kinh tế Saudi Arabia.
Trong kế hoạch đầu tư vào Saudi Arabia, Softbank được cho là sẽ rót 15 tỷ USD vào dự án xây dựng siêu thành phố Neom mà thái tử Mohammed dự kiến xây dựng bên bờ Biển Đỏ. Ngoài ra, quỹ Vision Fund của SoftBank có thể đầu tư 10 tỷ USD vào Saudi Electricity, công ty điện lực quốc doanh của nước này, nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng tái sinh và năng lượng mặt trời.
Nổi tiếng là một nhà đầu tư sáng suốt, ông Son đẩy mạnh việc phát triển các nguồn năng lượng sạch kể từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm 2011. Mới đây, ông đã hoàn tất một dự án điện gió 50 gigawatt ở Mông Cổ. Ông cũng đang thúc đẩy một kế hoạch có tên "Siêu lưới điện châu Á", một kế hoạch nhằm kết nối các quốc gia châu Á bằng các mạng lưới điện và dây cáp dưới lòng biển để phân phối năng lượng sạch.
Tầm nhìn này của ông Son phù hợp với chiến lược kinh tế của thái tử Mohammed. Quỹ đầu tư quốc gia Public Investment Fund của Saudi Arabia, với hơn 224 tỷ USD tài sản, đã rót vốn đầu tư khoảng 54 tỷ USD trong năm 2017. Nước này đang dự kiến bán 5% cổ phần hãng dầu lửa khổng lồ Saudi Aramco, từ đó sẽ có thêm vốn cho chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế.
Saudi Arabia còn đang có kế hoạch xây dựng ít nhất 16 lò phản ứng hạt nhân trong vòng 25 năm tới với chi phí hơn 80 tỷ USD. Thống kê cho thấy nhu cầu tiêu thụ điện ở nước này đã tăng tới 9% mỗi năm trong thời gian từ năm 2000 đến nay.
NGUỒN: VNECONOMY/BLOOMBERG