RSS Feed for ĐHN Ninh Thuận 1: Chờ kết quả đánh giá chuyên môn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 11/09/2024 20:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

ĐHN Ninh Thuận 1: Chờ kết quả đánh giá chuyên môn

 - Trả lời phỏng vấn Năng lượng Việt Nam, ông Valery Limarenko Chủ tịch Công ty Liên doanh NIAEP - Atomstroyexport (NIAEP-ASE) - đơn vị phụ trách thiết kế Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1, cho biết: Nhiều công việc đã được hoàn tất, song muốn phía Việt Nam trong thời gian ngắn hoàn thành đánh giá chuyên môn, giải quyết các khúc mắc trong khâu chuẩn bị thi công.

Chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Hợp tác Việt-Nga: Hướng đến ngành năng lượng nguyên tử
ĐHN Ninh Thuận 1: Nội địa hóa, phần không thể thiếu

Ông Valery Limarenko Chủ tịch Công ty Liên doanh NIAEP - Atomstroyexport (NIAEP-ASE).

Ông đánh giá như thế nào về công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam?

Các chuyên gia Việt Nam và Nga đang cùng nhau thực hiện việc chuẩn bị thi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Địa điểm xây dựng đã được lựa chọn. Các tư liệu cần thiết, bao gồm cả nghiên cứu khả thi, đã được chuyển giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đánh giá và nghiên cứu. Phía EVN đã nghiêm túc đón nhận các văn bản, chúng tôi ủng hộ điều này, bởi tất cả các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về an toàn thi công cũng như vận hành nhà máy điện hạt nhân là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng hạt nhân cho chương trình hạt nhân quốc gia cũng cần được chủ động phát triển. Ngoài công trình nhà máy điện hạt nhân, chương trình còn bao gồm các lò phản ứng nghiên cứu, quá trình sản xuất các đồng vị phóng xạ, y dược hạt nhân và khai khoáng uranium. Các đồng nghiệp của chúng tôi ở Rosatom đang duy trì đối thoại với cả các chuyên gia của IAEA và Việt Nam về thiết kế chương trình phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân.

Ngay từ đầu có thể thấy rõ nhà máy điện hạt nhân mới đòi hỏi rất nhiều nhân lực được đào tạo bài bản. Do đó, từ 5 năm trước, hai nước Nga - Việt đã ký biên bản ghi nhớ về việc đào tạo nhân sự cho ngành công nghiệp hạt nhân của Việt Nam. Việt Nam vốn có một nguồn nhân sự dồi dào trong các lĩnh vực vật lý, toán học và cơ khí được đào tạo trong nước. Kể từ năm 2010, các sinh viên Việt Nam đã học tập tại Trường Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI), tới nay đã có hơn 300 sinh viên Việt Nam tại MEPHI và các trường đại học khác của Rosatom. Trong 2 năm qua đã có hơn 170 chuyên viên Việt Nam tập huấn nghiệp vụ thực tiễn tại công trường nhà máy điện hạt nhân Rostov, Nga. Trên 50 chuyên viên khác được đào tạo về an toàn hạt nhân, kế hoạch nhân sự và các mảng khác nhau trong vận hành cơ sở hạ tầng hạt nhân.

Sự chấp thuận từ cộng đồng đối với điện hạt nhân cũng là một mảng quan trọng trong việc hợp tác. Vì vậy, từ năm 2012 chúng tôi cùng các đồng nghiệp Việt Nam đã mở Trung tâm Thông tin Năng lượng Hạt nhân đầu tiên ngoài lãnh thổ Nga tại Hà Nội. Tháng 2-2015, Rosatom và Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam đã ký Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Hỗ trợ Thông tin đối với Các dự án chung trong lĩnh vực Công nghiệp Điện hạt nhân.

Về tiến độ công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy này, ông nhận xét thế nào?

Khá nhiều công việc đã hoàn tất. Các công ty Việt Nam đã được hợp đồng thực hiện khảo sát kỹ thuật và trắc địa. Các khảo sát đã hoàn thành, bao gồm: khảo sát địa chấn, đánh giá nguy cơ động đất toàn diện, cũng như khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân được thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu khả thi.

Chúng tôi đang chờ đợi kết quả đánh giá chuyên môn với các báo cáo từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam về nghiệm thu các hạng mục công việc đã hoàn thành (về an toàn, tác động môi trường…), cũng như sự phê duyệt từ Chính phủ. Theo luật định, việc này sẽ mất một khoảng thời gian nhất định, các công việc tiếp theo, bao gồm chuẩn bị các vật tư cần thiết để nhà thầu Nga phát triển thiết kế dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và chuẩn bị công trường thi công tại địa điểm được phê duyệt.

Chúng tôi cũng như đối tác Việt Nam mong muốn tiến độ dự án thực hiện nhanh nhất có thể nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Với quan điểm đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần nghiên cứu các văn bản kỹ lưỡng. Chúng tôi sẵn sàng thể theo thời gian biểu mà phía Việt Nam thấy cần thiết để xác định các yêu cầu cho nhà máy điện hạt nhân.

Theo ông, Việt Nam cần điều kiện gì để sẵn sàng cho việc thi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1?

Các chuyên gia Việt Nam thực sự rất cẩn trọng với mọi khía cạnh của việc chuẩn bị thi công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Chúng tôi tin tưởng họ có thể đáp ứng được mọi điều kiện cần thiết.

Cảm ơn ông!

Công ty Liên doanh NIAEP - ASE dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân, nắm giữ 31% thị phần thi công nhà máy điện hạt nhân toàn cầu. NIAEP là đơn vị chủ quản của Atomenergoproekt kể từ tháng 12/2014.

Văn phòng đại diện của công ty có mặt ở 15 quốc gia, 80% đơn hàng xuất phát từ các dự án nước ngoài.

Ngoài ra, NIAEP - ASE còn triển khai các dự án thi công cơ sở điều trị RAW và SNF, nhà máy nhiệt điện, cung cấp toàn diện các dịch vụ EPC, EPC(m) và PMC cho các hạng mục kỹ thuật phức tạp. Công ty đứng trong nhóm 10 công ty lớn nhất thế giới trong thị phần thi công các cơ sở RAW và SNF.

NIAEP-ASE có thế mạnh về thiết kế kỹ thuật và đang thực hiện tích hợp công nghệ Multi-D - một hệ thống quản trị dự án mang tính đột phá trong thi công các cơ sở kỹ thuật phức tạp, cung cấp năng lực quản trị hiệu quả cho các thông số như ngân sách, thời hạn, chất lượng.

HẢI VÂN (thực hiện)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động