RSS Feed for Đề xuất chính sách ưu đãi 30kWh điện đầu tiên | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 16:31
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đề xuất chính sách ưu đãi 30kWh điện đầu tiên

 - "Dỡ bỏ trợ cấp tiền mặt, áp dụng giá tối thiểu 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên mỗi tháng cho tất cả mọi người" là đề xuất của Trung tâm Phân tích và Dự báo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (CAF/VASS) trong Báo cáo "Đảm bảo công bằng xã hội trong bối cảnh cải cách ngành điện tại Việt Nam", công bố ngày 10/1/2017. Bản báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.

Áp dụng chi phí tránh được đối với thủy điện nhỏ
Quy định khung giá điện từ các nguồn nhiệt điện, thủy điện
Cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ

Theo các chuyên của CAF, xu hướng tăng giá điện trong năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ là tất yếu, các biện pháp giảm thiểu tác động nhằm bảo trợ các nhóm thu nhập thấp cần phải đảm bảo tính hiệu quả và công bằng. Do vậy, một cơ chế hiệu quả về vấn đề này khi chuyển đổi sang thị trường điện bán lẻ hoàn toàn cạnh tranh và nền kinh tế các-bon thấp là cần thiết. 

Theo đó, ngành điện cần tích cực tìm kiếm, khai thác các khả năng tăng quy mô sản xuất các dạng năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch như điện gió, điện mặt trời... nhằm tận dụng những đột phá về công nghệ để giảm chi phí của các nhà máy điện, tăng khả năng phân bổ sản xuất điện (tại địa phương), nhờ đó người tiêu dùng có thể giảm bớt hóa đơn tiền điện, các lưới điện quy mô nhỏ có thể phát triển giúp những cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và biển đảo được sử dụng điện.

Cùng với đề xuất dỡ bỏ trợ cấp tiền mặt, áp dụng giá tối thiểu đối với 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên hàng tháng cho tất cả mọi người, Báo cáo của CAF/VASS đề xuất một lựa chọn chính sách khác duy trì giá ưu đãi 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên mỗi tháng ở mức hiện hành đối với bậc thang đầu, đồng thời tích hợp việc trợ cấp tiền mặt tiêu thụ điện hiện nay cho các đối tượng thu nhập thấp, đối tượng liên quan vào các chương trình hỗ trợ xã hội khác. 

Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CAF/VASS đề xuất Chính phủ hỗ trợ và khuyến khích áp dụng các sáng kiến, công nghệ tiết kiệm năng lượng, qua đó có thể được hưởng lợi từ những thay đổi về giá điện, dễ dàng vượt qua những tác động về giá điện trong giai đoạn chuyển đổi sang thị trường điện bán lẻ cạnh tranh.

Bà Akiko Fujii, Phó Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho rằng, đây là kết quả nghiên cứu thứ tư và cũng là nghiên cứu cuối cùng trong chương trình hợp tác giữa UNDP và một loạt các đối tác của Việt Nam từ năm 2010 đến nay, nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cải cách chính sách tài chính đối với nhiên liệu hóa thạch, hướng tới tăng trưởng kinh tế phát thải cac-bon thấp... 

Các đề xuất về thay đổi cơ cấu giá điện, trong đó có đề xuất nêu trên, không nhằm áp đặt trách nhiệm xã hội đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mà nhằm giúp EVN tái định hình hệ thống tính phí sử dụng điện để tối ưu hóa phúc lợi và phân bổ lại chi phí giữa người sử dụng.

Theo bàAkiko Fujii đây chính là cơ sở cho một hệ thống tính phí đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, vừa bảo trợ được người nghèo và thúc đẩy tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

Tuy nhiên, đại diện của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam lại cho rằng, thực hiện thay đổi cơ chế trợ cấp giá điện, chuyển sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tính đúng, tính đủ các chi phí cần thảo luận kỹ việc thay đổi giá đối với các bên liên quan, kịp thời thông tin tới các doanh nghiệp và các hộ gia đình sử dụng điện để có được sự đồng thuận trong xã hội.

NangluongVietnam Online

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động