RSS Feed for Dầu khí thế giới qua phân tích của chuyên gia Việt Nam (Kỳ 3) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 15/11/2024 08:37
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dầu khí thế giới qua phân tích của chuyên gia Việt Nam (Kỳ 3)

 - Fereidun Fesharaki, Chủ tịch Công ty Facts Global Energy(FGE), London, viết trên báo March rằng “giá dầu trong thời gian tới có thể nằm trong khoảng 40-60 USD/bl. Để giá dầu trong 2 năm tới có thể trở lại mức 60-90 USD/bl đòi hỏi Saudi Arabia phải cắt giảm sản lượng”. Với việc Saudi Arabia từ chối cắt giảm sản lượng, giá dầu thô trong thập niên tới phụ thuộc chủ yếu vào giá thành sản xuất của các công ty đang khai thác dầu.

Dầu khí thế giới qua phân tích của chuyên gia Việt Nam (Kỳ 1)
Dầu khí thế giới qua phân tích của chuyên gia Việt Nam (Kỳ 2)

TS. TRẦN NGỌC TOẢN

Một số hoạt động lọc hóa dầu

Iraq

Iraq thông qua một nhà thầu phụ đã ký hợp đồng với Copperchase Ltd, Cramlington, UK, xây dựng công trình bảo vệ an toàn cho các cơ sở nhà máy lọc dầu ở tỉnh Karbala, cách Bagda 100 km về phía nam. Copperchase dùng khoản vay 200.000 bảng Anh (297.000 USD) từ Keyere’s Valley Catalyst Fund(TVCF) để đảm bảo khả năng thắng gói thầu bảo vệ an toàn nhà máy giá trị 6 triệu USD do Hyundai Engineering & Construction giao trực tiếp cho FW Capital, công ty quản lý của TVCF.

Đầu năm 2014, Chính phủ Iraq đã giao hợp đồng xây dựng nhà máy lọc dầu Karbala giá trị 6,04 tỷ USD, bao gồm mua thiết bị, chi phí xây dựng cho một tổ hợp Hàn Quốc, gồm 4 công ty, đứng đầu là Hyundai Engineering & Construction thực hiện.

Nhà máy lọc dầu Karbala có công suất 140.000b/d, sản xuất khí hóa lỏng, xăng ôtô, xăng máy báy, diesel, dầu nhờn, nhựa đường theo tiêu chuẩn quốc tế, tương đương tiêu chuẩn châu Âu phục vụ cho nhu cầu nội địa Iraq và nằm trong hệ thống lọc dầu, gồm 4 nhà máy với tổng công suất 750.000 b/d.

Mỹ

Công ty Motiva Enterprises LLC kết nối 2 nhà máy lọc dầu Norco 220.000b/d và Convent 227.000 b/d ở Lousiana, tạo thành một Liên hợp lọc dầu Lousiana(LRS). Đề án tổ hợp đa pha này sẽ tăng công suất sử dụng nguồn dầu nhẹ nội địa và tối ưu hóa các sản phẩm trung gian cũng như khai thác tối ưu các phân xưởng chuyển hóa của 2 nhà máy, qua đó tăng sản lượng các sản phẩm lọc dầu và giảm chi phí điều hành. Với tổng công suất gần 450.000 b/d , LRS trở thành một trong 5 nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Bắc Mỹ. Một hệ thống đường ống liên kết các nhà máy lọc dầu được xây dựng nối với  terminal, giúp cho công ty giảm giá thành các thành phẩm và tăng sức mạnh cạnh tranh cũng như tăng khối lượng của xăng dầu Mỹ xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Thị trường dịch vụ

Theo quan điểm của các nhà phân tích thị trường, vì các công ty thăm dò-khai thác tiếp tục cắt giảm đầu tư khoảng 25% trong kế hoạch 2015 so với năm 2014 nên thị trường dịch vụ dầu khí (OFS-Oil Field Services) cũng co hẹp trong ít nhất đến giữa năm 2016.

Theo dự báo, nếu giá dầu thô Brent trung bình của năm 2015 khoảng 55USD/bl, thì thu nhập của ngành OFS sẽ giảm 25-30% và nếu giá dầu Brent giảm xuống thấp hơn 45 USD/bl thì thu nhập của OFS có thể giảm đến 35%. Tuy nhiên mức giảm sút này không đồng đều theo từng chuyên ngành, cũng như theo khu vực địa lý, phụ thuộc vào chất lượng kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ cao và địa bàn hoạt động cũng như tình trạng tài chính của từng công ty thượng nguồn.

Các nhà phân tích của Moody cho rằng, thị trường khoan biển sẽ bị thiệt hại nhiều hơn vì số lượng giàn khoan dư thừa tăng, nhu cầu giảm. Áp lực mạnh nhất trong lĩnh vực này là số ngày khoan giảm do các đề án thăm dò-khai thác bị chủ động thu hẹp hoặc cố ý kéo dài, các điều khoản hợp đồng dịch vụ bị thay đổi hoặc bị chấm dứt trước thời hạn.

Thị trường khoan trên đất liền bị giảm, nhất là ở những bồn trũng có nhiều khó khăn, phức tạp về địa hình và về cấu trúc địa chất. Đặc biệt ở Mỹ, từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015, số giàn khoan hoạt động đã giảm đến 46%, mức độ giảm nhanh nhất so với các chu kỳ suy thoái trong quá khứ.

Nói chung, các công ty dịch vụ dầu khí đều đang tập trung vào việc giảm dầu tư, giảm thực hiện số lượng hợp đồng đã ký, cung cấp các giải pháp nâng cao hiệu quả chi phí cho khách hàng và bảo tồn vốn tiền mặt chờ thị trường phục hồi, dự kiến vào năm 2016.

Các nhà kinh tế dầu khí đưa ra lời khuyên cho các công ty dịch vụ nên khéo léo điều chỉnh các hợp đồng có mức suy giảm lợi tức cao đã ký, giải quyết nợ ngân hàng không để kéo dài, từ chối các điều khoản hợp đồng phụ bất lợi để chống đỡ suy thoái bất khả kháng trong giai đoạn trước mắt.

Ngược lại với nhận định củaMoody, một số công ty dịch vụ khác lại cho rằng nhu cầu dịch vụ dầu khí tăng trong thời gian còn lại của năm 2015 vì các công ty thăm dò-khai thác dầu khí cần chuẩn bị điều kiện cho các kế hoạch năm 2016-2017, do đó các công ty dịch vụ sẽ không giảm đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ của họ cả về kỹ thuật lẫn nhân sự trong thời gian tới.

Các kịch bản giá dầu

Fereidun Fesharaki, Chủ tịch Công ty Facts Global Energy (FGE), London, viết trên báo March rằng “giá dầu  trong thời gian tới có thể nằm trong khoảng 40-60 USD/bl. Để giá dầu trong 2 năm tới có thể trở lại mức 60-90 USD/bl đòi hỏi Saudi Arabia phải cắt giảm sản lượng”. Với việc Saudi Arabia từ chối cắt giảm sản lượng, giá dầu thô trong thập niên tới phụ thuộc chủ yếu vào giá thành sản xuất của các công ty đang khai thác dầu.

Chỉ riêng việc sản lượng Mỹ tăng chậm lại không thôi thì không đủ động lực để  giá dầu phục hồi như mong muốn. Theo Fesharaki, Saudi Arabia không có chọn lựa nào khác để giữ giá dầu phù hợp với nhu cầu ngân sách của mình khi nguồn cung dầu trên thị trường thế giới chỉ nhìn vào nhân tố sản lượng Mỹ. Tuy  nhiên trước khí đồng ý cắt giảm sản lượng, Saudi Arabia cần phải thấy được sản lượng Mỹ giảm khoảng 200.000 thùng/ngày và Iraq chấp nhận thực hiện cô-ta của OPEC đã giao cho họ. Hai yêu cầu này chỉ có thể thực hiện dần từng bước.

Năm 2014, sản lượng Mỹ đã tăng 1,5 triệu thùng/ngày và năm nay sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ngày. Và Iraq sẽ khai thác gần 4 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay nên họ “chỉ sẽ miễn cưỡng” chấp nhận cô-ta của OPEC mà thôi.

Đại diện của Iraq đã tuyên bố họ sẽ chấp nhận đàm phán nhận cô-ta khi sản lượng của họ đạt mức 6-7 triệu thùng/ngày. Fesharaki cho rằng hai yếu tố này kết hợp lại chỉ đủ  đưa giá dầu về mức 50-60 USD/thùng chứ không thể đẩy lên được 80USD/thùng.

Trong lúc đó Iran có thể tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày trong 5-6 tháng nếu nước này được giảm cấm vận trong thời gian tới và năm tiếp theo có thể tăng thêm 700.000 thùng/ngày hoặc hơn. Như vậy, Iran cũng khó chấp nhận giữ cô-ta sản lượng của họ ở mức 4 triệu thùng/ngày .

Từ những nhận xét trên Fesharaki đưa ra một kịch bản trong đó trong 10 năm tới giá dầu nằm trong khoảng 50-80 USD/thùng và các nhà sản xuất, nhất là các công ty Mỹ, không giảm giá thành quá lớn.

Nếu giá thành sản xuất giảm mạnh thì giá dầu trong 10 năm tới sẽ giao động trong khoảng 40-60 USD/thùng vì sản lượng dầu Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn 500.000 thùng/ngày/năm trong các năm2016-2017. Còn nếu sản lượng Mỹ không giảm thì Saudi Arabia có thể sẽ phải tăng sản lượng của họ lên 10,5 triệu thùng/ngày để ép giá dầu xuống mức 30-40 USD/thùng (tức là giá buộc ngành khai thác dầu trong đá phiến sét Mỹ phải phá sản) dù các thành viên của OPEC phản đối vì sẽ bị vạ lây do giảm thu nhập quá mức chịu đựng của nền kinh tế của họ.

Tuy nhiên các nhà phân tích tin rằng khi giá dầu xuống mức 40-45 USD/thùng thì Mỹ sẽ cắt khoảng 80% mức gia tăng sản lượng của mình. Fesharaki không tin rằng nhu cầu sẽ tăng trong trường hợp trên để có thể cứu thị trường. Ông cũng không hy vọng rối loạn địa chính trị làm cho sản lượng dầu thế giới giảm đủ mức để cân bằng thị trường vì điều này không tạo ra một cuộc khủng hoảng cung của các nước sản xuất dầu lớn mà phương tây và Saudi Arabia không ưa thích.

Trong quý II năm 2015, giá dầu WTI (Mỹ) và Brent (Biển Bắc) được dự báo sẽ giảm tới 40 USD/thùng vì nhu cầu theo mùa yếu, lượng dầu dự trữ phải xuất bán vì chi phí cho dự trữ tăng và các nhà máy lọc dầu ở Mỹ và châu Âu vào mùa bảo dưỡng.

Diễn biến giá dầu trong tháng 4/2015

Từ đầu tháng 3/2015 giá dầu trên thế giới biến động gần như hàng ngày, chủ yếu là do biến động địa chính trị cũng như các hoạt động khủng bố ở Ucraina, Trung Đông, Bắc Phi, Tây Phi và Tây Âu, giá dầu Brent giao động chung quanh 55USD/thùng, theo hướng tăng nhẹ. Giá dầu đạt cao điểm vào những ngày cuối tháng 3, đạt 60 USD/thùng đối với dầu Brent và 52 USD/thùng đối với dầu WTI. Sang tháng 4/2015 giá dầu giảm trở lại.

Ngày 2/4 giá dầu giảm 5% sau khi Iran và các cường quốc phương Tây thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của nước này và đạt mức thấp nhất vào các ngày 3- 4/4, dầu Brent còn gần 55 USD/thùng, WTI còn 47,5 USD/thùng. Từ đó giá dầu có khuynh hướng tăng trở lại.

Ngày 6/4, đồng USD suy yếu sau khi Mỹ công bố số liệu việc làm phi nông nghiệp tháng 3 thấp hơn dự báo dẫn đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trì hoãn thời gian tăng lãi suất cơ bản. Các yếu tố này  làm cho giá dầu giao dịch bằng đồng USD tăng nên dầu WTI giao tháng 5/2015 tăng 3USD/thùng so với ngày trước đó, đạt 53,14 USD/thùng và dầu Brent lên 58,12 USD/thùng.

Ngày 6/4, Saudi Arabia tăng giá giao dầu tháng 5/2015 lên thêm 30 USCents/thùng. Từ 10/4  đến 13/4 giá dầu không biến động, giữ mức 57,87 USD/thùng đối với Brent và 51,64 USD/thùng đối với Brent.  Nếu thoả thuận giữa Iran và các nước phương tây được ký chính thức vào tháng 6/2015 thì Iran được nới lỏng lệnh trừng phạt, sau đó sản lượng dầu sẽ tăng, lượng dầu trên thị trường càng thừa nên về lý thuyết giá dầu sẽ giảm trở lại.

Tuy nhiên Iran phải mất nhiều tháng mới tăng xuất khẩu được nên việc giá dầu giảm khó xảy ra trước 2016. Vì giá dầu tổng hợp từ tháng 3/2015 đến nay chưa được các cơ quan thông tin dầu mỏ thế giới công bố nên giá dầu trung bình trong tháng 3 và tháng 4/2015 của các nước sản xuất dầu chính trình bày trong bảng 3 được Tạp chí Dầu Khí (VN) tính theo hàm tương quan giữa giá dầu Brent với giá dầu của các nước này trong các tháng  trước.

Số liệu để vẽ biểu đồ diến biến giá dầu từ 13/3 đến 13/4/2015, lấy theo số liệu trên Oil Price.net ngày 13/4/2015.

Đơn vị : USD/thùng

 

13/3

16/3

20/3

23/3

26/3

29/3

1/4

4/4

7/4

10/4

13/4

WTI

45

43,5

46

47,5

47,5

52

48,5

47,5

51

51,64

51,64

Brent

54,5

53,5

55

56

56,5

60

56

55,5

55

57,87

57,87

Nguồn:Oil Price.net 13/4/2015

 Bảng 3. Diễn biến giá dầu trung bình của các sản xuất dầu chính trên thế giới

                                                                                Đơn vị :USD/thùng

Loại dầu

 Tháng 2/2015

Tháng 3/2015

 Tháng 4/2015

OPEC chuẩn

54,06

51,14

53,66

Arab nhẹ - Saudi Arabia

53,78

50,89

53,39

Basrah nhẹ - Iraq

51,82

49,03

51,44

Bonny nhẹ, 370 -Nigeria

58,46

55,31

58,03

Es Sider - Libya

56,83

53,77

56,41

Girassol - Angola

58,27

55,13

57,84

Iran nặng - Iran

53,26

50,39

52,86

Kuwait xuất khẩu

52,25

49,43

51,86

Marine - Qatar

55,38

52,40

54.97

Merey - Venezuela

48,41

45,80

48,05

Murban - UAE

58,56

55,41

58,13

Oriente - Ecuadore

47,00

44,47

46,65

Saharan trộn 44o -Algeria

58,18

55,05

57,75

Minas 340 - Indonesia

55,90

52,89

55,48

Fateh 320   - Dubai

55,85

52,84

55,44

Brent 380 - Anh

58,13

55,00

57,70

Urals - Nga

57,81

54,70

57,38

WTI

50,76

46,00

51,00

Chênh lệch giữaBrent/Dubai

2,28

 

2,16

2,26

Isthmus 330  -Mexico

52,68

49,84

52,29

 Nguồn: OGJ 20150406, pg105 (số liệu tháng 2/2015). 

NangluongVietnam.vn

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động