Đã có 108 nhà máy điện tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh Việt Nam
10:19 | 29/12/2022
Nên áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện tương tự như xăng, dầu Phản hồi về đề xuất của EVN về việc áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động (tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho rằng: Hiện cơ chế thị trường đang dần vận hành đối với thị trường xăng, dầu, cũng là lúc nên tính tới thực hiện đối với điện. |
Đồng ý cho các nhà máy điện sử dụng khí Lô B ‘gián tiếp’ tham gia thị trường điện Trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đã thống nhất việc các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí Lô B gián tiếp tham gia thị trường điện theo quy định tại Thông tư số 45 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. |
Thị trường điện cạnh tranh của Việt Nam sau 10 năm vận hành Sau 10 năm triển khai, thị trường điện cạnh tranh của Việt Nam đã được vận hành an toàn, hiệu quả và kinh tế, góp phần tăng cường tính minh bạch trong vận hành hệ thống điện Việt Nam. Tuy nhiên, công tác vận hành thị trường điện của chúng ta vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng cao. |
Theo Cục Điều tiết Điện lực, để vận hành thị trường điện cạnh tranh, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh tính minh bạch trong huy động các nhà máy điện, tạo môi trường cạnh tranh, tăng cường tính chủ động của các đơn vị tham gia thị trường.
Hiện có 6 đơn vị mua - bán điện gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các tổng công ty điện lực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay, cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện, tính cạnh tranh trên thị trường bán buôn điện đã từng bước được mở rộng về quy mô.
Hiện thị trường điện cạnh tranh đang triển khai cấp độ 2 (thị trường bán buôn điện cạnh tranh), để tiến tới thực hiện cấp độ 3 của thị trường (thị trường bán lẻ điện cạnh tranh), Bộ Công Thương đã ban hành Thiết kế thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, làm cơ sở để chuẩn bị cho các bước phát triển của thị trường bán lẻ điện tại Việt Nam.
Phạm vi của thị trường bán lẻ điện chủ yếu tập trung vào các giao dịch mua bán điện giữa đơn vị mua buôn bán lẻ điện với các khách hàng sử dụng điện thông qua lưới phân phối điện (cấp điện áp từ 110 kV trở xuống). Đây là sẽ là phân khúc thị trường tồn tại song song và tiếp nối các giao dịch trên thị trường bán buôn điện (thông qua lưới truyền tải điện).
Trong thị trường bán lẻ điện, đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện sẽ thoả thuận, thống nhất về giá điện. Nhà nước chỉ quy định về biểu giá điện đối với các đối tượng khách hàng không tham gia mua điện trên thị trường. Đơn vị quản lý lưới phân phối điện sẽ đóng vai trò đơn vị cung cấp dịch vụ lưới điện cho các bên tham gia thị trường (đơn vị bán lẻ, khách hàng sử dụng điện).
Để triển khai thị trường bán lẻ điện, Cục Điều tiết Điện lực cho rằng: Việt Nam cần hoàn thiện một loạt các điều kiện tiên quyết. Trong đó, cấp thiết nhất là phải tách bạch hoạt động/chi phí khâu phân phối điện (mang tính độc quyền tự nhiên) và khâu kinh doanh bán lẻ điện (mang tính cạnh tranh).
Mặt khác, cần sửa đổi Luật Điện lực, Luật Giá để hoàn thiện các quy định về giá phân phối điện, cũng như các văn bản hướng dẫn dưới Luật để có cơ sở pháp lý định giá phân phối điện áp dụng cho các đơn vị sử dụng dịch vụ lưới điện phân phối.
Ngoài ra, cần thiết phải thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình để chuyển đổi sang thị trường bán lẻ điện, đảm bảo thực hiện giá điện minh bạch, xác định theo nguyên tắc thị trường, nhằm phản ánh đúng và đầy đủ tất cả các chi phí đầu vào hợp lý, hợp lệ. Đồng thời cần phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các cơ chế bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng điện, chính sách hỗ trợ giá bán lẻ điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách…/.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM