RSS Feed for Cụm điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng được cấp chứng nhận đầu tư | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 11:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cụm điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng được cấp chứng nhận đầu tư

 - Dự án Cụm Nhà máy điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng 1A và 1B, liên doanh giữa Tập đoàn Phú Cường và Tập đoàn Mainstream Renewable, nhằm phát triển một trang trại điện gió quy mô 1.400 MW, tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD ngoài khơi bờ biển phía Nam Việt Nam - thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cam kết trung hòa carbon - Cơ hội để Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi? Cam kết trung hòa carbon - Cơ hội để Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi?

Như chúng ta đã biết, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết lộ trình trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050. Nhưng để hướng tới mục tiêu này, theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, việc bổ sung nguồn điện sơ cấp trong giai đoạn tới khi giảm phát triển nguồn nhiệt điện than (trong khi chưa có điện hạt nhân), sẽ là năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, không như các dự án điện mặt trời, việc đầu tư xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi rất phức tạp và đối diện với nhiều rủi ro. Vì vậy, chính sách cho điện gió cần phải cụ thể, dài hạn và ổn định lâu dài...

Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi? Vì sao Việt Nam cần sớm quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi?

Phát triển điện gió ngoài khơi đang là một xu thế mới của ngành năng lượng tái tạo trên thế giới, bởi điện gió ngoài khơi không chỉ sản xuất điện năng mà còn góp phần quan trọng chống biến đổi khí hậu do không phát thải khí carbon, cũng như sản xuất pin siêu sạch phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế. Để hiện thực hóa tiềm năng lớn của năng lượng này, Việt Nam cần sớm xác định rõ vai trò của nguồn năng lượng này trong quy hoạch cơ sở hạ tầng. Bài viết sau đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá sự cần thiết, vai trò và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng cho điện gió ngoài khơi.


Trước đó ngày 30/10/2021 đánh dấu cột mốc quan trọng đối với dự án Cụm Nhà máy điện gió Phú Cường Sóc Trăng 1A và 1B khi dự án nhận được “Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư” do Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt cho 200 MW đầu tiên cho dự án.

Cụm điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng được cấp chứng nhận đầu tư
Phối cảnh dự án điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ có công suất lên tới 1.400 MW và sẽ cung cấp điện cho hơn 1,6 triệu hộ gia đình trong khu vực và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như giảm 1,8 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm.

Cụm điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng được cấp chứng nhận đầu tư
Sơ đồ truyền tải điện của dự án.

Tập đoàn Phú Cường là Tập đoàn kinh tế đa ngành với hơn 20 công ty thành viên hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó hai ngành chủ lực mũi nhọn là đầu tư phát triển đô thị và năng lượng tái tạo tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tập đoàn Mainstream Renewable một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới. Với kinh nghiệm xây dựng và vận hành 20 dự án điện năng lượng tái tạo tại 12 quốc gia trên toàn thế giới, Mainstream là nhà phát triển năng lượng tái tạo chuyên nghiệp với dấu ấn toàn cầu.

Với việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự phát triển của Mainstream Phú Cường. Trong thời gian qua, với tinh thần tận tâm, đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp, Công ty đã khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư và đã hoàn thành công tác khảo sát địa chất, địa hình và đáy biển của toàn bộ dự án, hoàn thành công tác đo gió và lựa chọn nhà thầu cung cấp tu bin và gói thầu xây dựng toàn bộ nhà máy.

Dự kiến dự án sẽ được khởi công xây dựng vào đầu năm 2022 và đưa vào vận hành khai thác vào cuối năm 2023. Đây cũng là sự cam kết mạnh mẽ của Mainstream Phú Cường cho một sự phát triển thịnh vượng và bền vững trong tương lai, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Cụm điện gió ngoài khơi Phú Cường Sóc Trăng được cấp chứng nhận đầu tư
Công tác khảo sát địa chất, địa hình và đáy biển.

Theo ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Cường: Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ là biểu tượng và động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền công nghiệp hóa quốc gia. Chúng tôi rất vui mừng đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư dự án.

Ông Cameron Smith - Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Mainstream Renewable chia sẻ: Chúng tôi rất phấn khởi được trở thành một phần trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam với dự án Phú Cường Sóc Trăng, dự án được phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất về chất lượng, an toàn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

Còn theo ông Lê Ngọc Hùng - Tổng Giám đốc Mainstream Phú Cường: Hiện Công ty đang khẩn trương hoàn thành các công tác đầu tư, xây dựng cho 200 MW đầu tiên của giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD. Dự án được phân kỳ đầu tư 3 giai đoạn, với 400 MW công suất được thiết lập sẽ được phát triển trong giai đoạn 1, 2 và 1.000 MW còn lại sẽ được phát triển sau đó./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động