RSS Feed for Chủ tịch COP28 kêu gọi ngành dầu khí hành động bảo vệ khí hậu toàn cầu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 07:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chủ tịch COP28 kêu gọi ngành dầu khí hành động bảo vệ khí hậu toàn cầu

 - Với một động lực đúng đắn, công nghệ, tư duy và mô hình đối tác phù hợp, ngành dầu khí có đủ khả năng và nguồn lực để giúp loài người kiểm soát phát thải carbon. Ngành dầu khí cùng các đối tác hướng đến cải thiện hiệu suất năng lượng, tăng cường việc sử dụng những năng lượng “sạch”, nhằm giảm tải lượng khí thải để giảm phát thải carbon trên toàn cầu… Đó là các thông điệp được TS. Sultan Al Jaber - Chủ tịch COP28 UAE đưa ra tại sự kiện năng lượng hàng đầu thế giới - CERAWeek, ngày 6/3 tại Houston, Texas (Mỹ).
Những nội dung chính được thảo luận, thống nhất tại COP27 Những nội dung chính được thảo luận, thống nhất tại COP27

Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã chính thức khai mạc tại Sharm el-Sheikh, Cộng hòa Ai-cập. Tại đây, nhiều vấn đề thực hiện Công ước sẽ được các đại biểu thảo luận, thống nhất.

COP26 và những kỳ vọng đột phá về năng lượng, khí hậu COP26 và những kỳ vọng đột phá về năng lượng, khí hậu

Nối tiếp Thỏa thuận Paris 2015, Hội nghị khí hậu COP26 vừa kết thúc với sự ra đời của tuyên bố chung, Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Pact) hay GP, trong đó nhấn mạnh tới lĩnh vực năng lượng và khí hậu.

COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu?

Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, hay còn gọi là Hội nghị Các bên (COP) tham gia Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (nay là Hiệp định Paris 2015) lần thứ 26, đúng ra phải được tổ chức năm 2020. Nhưng đại dịch Covid-19 đã đẩy lùi Hội nghị sang năm nay, vẫn tại Thành phố Glasgow của xứ Scotland, nước Anh. Hội nghị dự tính kéo dài từ 31/10 đến ngày 12/11, với chương trình nghị sự đồ sộ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu COP26 có là bước ngoặt cho Biến đổi khí hậu? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Phát biểu tại phiên tham luận chính vào ngày đầu tiên, ông Al Jaber khẳng định rằng: Các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực năng lượng có đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn và nguồn lực cần thiết để giải quyết thách thức kép của việc vừa thúc đẩy lộ trình phát triển bền vững, vừa cắt giảm lượng khí thải toàn cầu.

Tôi tha thiết kêu gọi các bạn từ ngày hôm nay hãy tăng cường giảm khí thải, thích nghi với thách thức tương lai sớm hơn và hãy xây dựng hệ thống năng lượng cho tương lai, ngay từ hôm nay. “Cùng với tất cả các ngành công nghiệp khác, ngành dầu khí cần phải tự nâng cấp, hành động nhanh hơn và quyết liệt hơn” - Ông Al Jaber nhấn mạnh.

Ông Al Jaber nhận định tính chất phức tạp của thách thức: Đến năm 2030, hành tinh này sẽ có thêm nửa tỉ người nữa, dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu năng lượng. Đồng thời, thế giới cần giảm 7% lượng khí thải mỗi năm để duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1,5°C - việc này có nghĩa là chúng ta phải giảm 43% lượng khí thải trong vòng chưa đầy 7 năm. Đây là một thách thức chung yêu cầu một giải pháp mang tính toàn cầu đến từ sự đoàn kết và chung tay từ toàn bộ các bên liên quan.

Năm nay, toàn thế giới sẽ cùng nhau đánh giá các thành quả đạt được dựa trên bản Đánh giá Toàn cầu (Global Stocktake) đầu tiên. Chúng ta sẽ nhận ra chúng ta còn cách xa mục tiêu. Vì vậy, cần điều chỉnh hành động ngay.

Ông nhấn mạnh tính cấp thiết trong việc chung tay và đoàn kết giải quyết ba thách thức về năng lượng: Mỗi chính phủ, mỗi ngành công nghiệp, mỗi doanh nghiệp và mỗi cá nhân đều có vai trò của riêng mình. Không ai được phép đứng ngoài cuộc. Ngành công nghiệp dầu khí này đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển các giải pháp. Trên thực tế, ngành công nghiệp này phải tiên phong và gánh vác trách nhiệm to lớn.

Ông Al Jaber cho biết, ngành dầu khí cần giảm khí thải khí nhà kính trong quá trình vận hành dự án của chính mình, cũng như giúp đỡ đối tác.

Chỉ có một nửa ngành công nghiệp đã thiết lập mục tiêu quản lý khí thải phạm vi 1 và 2 vào năm 2050 (quản lý khí thải nhà kính chia làm ba cấp phạm vi 1, 2 và 3 - ND). Mọi người trong ngành công nghiệp cần phải đồng hành và hướng đến một mục đích chung. Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải hoàn toàn một cách sớm nhất. Hãy áp dụng các hoạt động thực tiễn nhất để đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí metan vào năm 2030. Hãy điện hóa các hoạt động sản xuất, trang bị các cơ sở vật chất có khả năng hấp thụ và trữ khí carbon, cũng như sử dụng tất cả các công nghệ có sẵn để tăng cường hiệu suất. Và hãy theo dõi, đo lường, kiểm tra tiến độ một cách sát sao nhất có thể.

Giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ là việc giảm khí thải khí nhà kính từ các hoạt động dầu khí. Với một động lực đúng đắn, công nghệ, tư duy và mô hình đối tác phù hợp, ngành dầu khí có đủ khả năng, nguồn lực để giúp mọi người quản lý phát thải carbon trong phạm vi 3.

Ngành sản xuất năng lượng có thể mang lại thay đổi có ảnh hưởng lớn nhất trong thời gian ngắn nhất. Đến năm 2030, các hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo cần phải tăng gấp ba lần.

Đây là thập kỷ cho việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, các doanh nghiệp với mô hình thích nghi với thay đổi tương lai, và cung cấp năng lượng sạch cho thế giới. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, đối với các ngành sản xuất gây nhiều ô nhiễm, năng lượng tái tạo là không đủ. Nhôm, thép, xi măng và nhiều ngành công nghiệp nặng khác chiếm 30% tổng lượng khí thải toàn cầu.

Ông chia sẻ thêm: Quá trình phi carbon hóa nền kinh tế trên quy mô lớn sẽ đòi hỏi một ‘hệ sinh thái phù hợp’, với sự kết nối giữa chính sách, con người, công nghệ và điều kiện tài chính.

Các nhà hoạch định chính sách phải tạo ra động lực phù hợp để thúc đẩy thị trường. Các ngành công nghiệp cần có chính sách rõ ràng để định hướng những quyết định đầu tư dài hạn. Những luật lệ và quy định sẽ thúc đẩy sự đột phá trong công nghệ như tăng hiệu suất pin, giảm chi phí quá trình hấp thụ carbon, phát triển và thương mại hóa chuỗi giá trị kinh tế hydrogen. Mỗi cá nhân cần được khuyến khích để cùng hợp tác, phá vỡ những chia rẽ và hướng đến một mục tiêu chung.

Ông Al Jaber cũng lưu ý đến ảnh hưởng của khoảng cách tài chính đến mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu và những điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu chung của toàn thế giới.

Toàn bộ cộng đồng tài chính cần phải thể hiện nhiều hơn vai trò của mình. Năm 2022, thế giới đã đầu tư 1,4 nghìn tỷ đô la Mỹ vào công cuộc chuyển đổi năng lượng. Theo IEA (cơ quan Năng lượng Quốc tế), chúng ta cần đầu tư nhiều hơn gấp 3 lần giá trị trên. Sự đầu tư phải đến từ tất cả các nguồn: Chính phủ, tư nhân, các tổ chức đầu tư, vốn tư nhân, ngành công nghiệp và tổ chức tài chính quốc tế.

Ông nhấn mạnh rằng, khi đề cập đến vấn đề tài chính cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng, “chúng ta phải đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”.

Chỉ có 15% tổng số vốn đầu tư vào công nghệ sạch đến từ các nền kinh tế đang phát triển ở phía Nam toàn cầu - là nơi tập trung 80% dân số. Đó là lý do tại sao chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc cải cách các nguyên tắc cơ bản của các tổ chức tài chính quốc tế (IFIs - international financial institutions), và ngân hàng phát triển đa phương để khai thác tiềm năng của nguồn vay ưu đãi, giảm rủi ro và thu hút đầu tư tư nhân hơn.

Ông Al Jaber chỉ ra một số ưu tiên chính cho nhóm ngành năng lượng:

Những công nghệ mới, tinh thần khởi nghiệp, quan hệ đối tác và sự hợp tác sẽ là yếu tố quan trọng để xây dựng toàn bộ chuỗi giá trị kinh tế hydrogen. Và chúng tôi, tại UAE sẵn sàng hợp tác với tất cả những đối tác mong muốn tham gia để thực hiện điều đó.

Con đường nhanh nhất để đạt được mục tiêu sẽ đến từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Hãy làm việc với đối tác để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời tăng cường việc sử dụng những năng lượng “sạch”. Và hãy ưu tiên tập trung vào mục tiêu chung, chính là giảm lượng khí thải.

Nhấn mạnh về cơ hội lịch sử được tạo ra nhờ quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu, ông Al Jaber cho biết: “Việc chuyển đổi hệ thống năng lượng trên toàn cầu đã mở ra cơ hội phát triển lớn cho con người và kinh tế kể từ cách mạng công nghiệp đầu tiên”.

Cuối bài phát biểu của mình, ông Al Jaber mời tất cả các bên liên quan từ chính phủ, những bên tư nhân và xã hội cùng “hợp tác, gắn kết, sẻ chia các ý tưởng và trao đổi”.

“Cho phép tôi gửi một lời mời trân trọng đến tất cả các bên liên quan từ chính phủ, tư nhân và xã hội. Hãy nhớ rằng, sự tiến bộ chỉ đạt được thông qua hợp tác, chứ không phải chia rẽ. Hãy hàn gắn một thế giới bị chia cắt với một COP tràn đầy tinh thần đoàn kết, một COP của những hành động và một COP dành cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta cần phải hướng đến một mục tiêu chung. Bởi vì đoàn kết mang lại sức mạnh tập thể, còn chia rẽ thì không. Chúng ta phải có ý chí. Chúng ta chắc chắn có trong tay điều kiện cần thiết để tạo ra sự khác biệt. Hãy cùng nhau nắm bắt cơ hội này. Chúng ta không được phép thất bại”.

Sau bài phát biểu của mình, ông Al Jaber tham gia phỏng vấn với Daniel Yergin - Phó Chủ tịch của S&P Global và Chủ tịch của hội nghị CERAWeek, và nhấn mạnh rằng: Thế giới “không thể ngừng sử dụng hệ thống năng lượng hiện tại một cách có trách nhiệm cho đến khi hệ thống của tương lai sẵn sàng”.

Các chính sách ngừng duy trì hệ thống năng lượng hiện tại trước khi xây dựng hoàn thiện hệ thống mới sẽ gây ra khủng hoảng năng lượng trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi đã tăng cường việc sản xuất nguồn năng lượng bền vững, cũng như áp dụng các công nghệ giảm khí thải ở quy mô lớn.

Khi được hỏi về kỳ vọng về những gì sẽ đạt được tại COP28, ông Sultan chia sẻ những ưu tiên hàng đầu bao gồm: Giảm thiểu, thích nghi, thiệt hại và tổn thất, tài chính, và đổi mới quy trình. Ông nhấn mạnh rằng: “COP28 sẽ là COP của những hành động” và chia sẻ rằng “chúng ta mong muốn những kết quả thực tiễn. Thế giới phải chuyển từ các hiệp định chỉ có trên giấy sang những hành động cụ thể. Chúng ta cần đề ra những giải pháp ở cả bên trong và bên ngoài những đàm phán chính thức. Đây cũng sẽ là COP dành cho tất cả: Bao gồm các bên liên quan, chịu trách nhiệm với cam kết, và trong trạng thái sẵn sàng thực thi các giải pháp”.

COP28 UAE:

- COP28 UAE sẽ diễn ra tại Thành phố Expo Dubai (từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 năm 2023). Hội nghị dự kiến thu hút hơn 70.000 người tham dự, bao gồm các nhà lãnh đạo, quan chức chính phủ, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp quốc tế, đại diện cho tư nhân, học giả, chuyên gia, thanh niên và các tổ chức phi chính phủ.

- Được uỷ quyền bởi Hiệp định Khí hậu Paris, COP28 UAE sẽ cung cấp bản Đánh giá Toàn cầu (global stocktake) - đánh giá các thành quả khí hậu đã đạt được.

- UAE sẽ dẫn dắt quá trình, giúp các bên thống nhất trên một lộ trình rõ ràng để đẩy nhanh tiến độ thông qua công cuộc chuyển đổi năng lượng toàn cầu và cách tiếp cận “không để ai bị bỏ lại phía sau” để cùng nhau hành động vì khí hậu./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động