RSS Feed for Các dự án điện mặt trời toàn cầu bị tác động thế nào bởi chuỗi cung ứng năm 2022? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 04/12/2024 00:27
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các dự án điện mặt trời toàn cầu bị tác động thế nào bởi chuỗi cung ứng năm 2022?

 - Hơn 50% dự án điện mặt trời toàn cầu bị tác động bởi chuỗi cung ứng năm 2022, đặc biệt là chi phí vật liệu, vận chuyển - là phân tích mới nhất của Rystad Energy (RE) - Công ty kinh doanh và nghiên cứu năng lượng độc lập của Na Uy.
Những thách thức đối với dự án điện mặt trời ‘quy mô lớn’ - nhìn về Việt Nam Những thách thức đối với dự án điện mặt trời ‘quy mô lớn’ - nhìn về Việt Nam

Khi chi phí công nghệ giảm mạnh, chính phủ nhiều nước xây dựng các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn, khiến nhiều người tin rằng: Ngành này sớm đạt điểm đỉnh. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, bên cạnh thuận lợi, điện mặt trời đang còn rất nhiều “rào cản” chờ ở phía trước.

Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam Phát triển năng lượng tái tạo thế giới năm 2020 - tham khảo cho Việt Nam

Qua bức tranh toàn cảnh phát triển năng lượng tái tạo năm 2020 của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện, Việt Nam có thể tham khảo những gì trong phát triển năng lượng gió, mặt trời...? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Những ‘điểm nhấn’ giúp điện mặt trời Đông Nam Á phát triển sôi động trong tương lai Những ‘điểm nhấn’ giúp điện mặt trời Đông Nam Á phát triển sôi động trong tương lai

Các quốc gia Đông Nam Á đang đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tiếp cận đầy đủ hơn với nguồn điện sạch, giá cả hợp lý cho tất mọi công dân trong khu vực. Tổng hợp dưới đây sẽ nêu những ‘điểm nhấn’ giúp điện mặt trời khu vực Đông Nam Á phát triển sôi động trong tương lai tới.


Trang tin Điện mặt trời trực tuyến Mỹ (SPW) cuối tháng 10/2021 trích dẫn phân tích của RE nói về tác động của chuỗi cung ứng tới ngành năng lượng mặt trời. Chuỗi cung ứng (Supply chain) bao gồm tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm, hay dịch vụ từ nhà cung cấp, hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng này hiện đang bị biến động mạnh. Cụ thể, có khoảng 50 GW, chiếm 56% trong số 90 GW các dự án phát triển PV quy mô tiện ích toàn cầu lên kế hoạch cho năm 2022 bị ảnh hưởng. Lạm phát giá hàng hóa, tắc nghẽn chuỗi cung ứng dẫn đến việc hoãn, thậm chí hủy bỏ một số dự án điện mặt trời nói trên.

Theo RE, lạm phát giá linh kiện, chi phí sản xuất mô-đun PV được xem là những tác động chính, tăng từ dưới 0,20 USD/watt peak (wp) tấm panel sản xuất được trong điều kiện tối ưu vào năm 2020 lên 0,26 -:- 0,28 USD/Wp trong 6 tháng cuối năm 2021, mức tăng gần 50% trong vòng 1 năm. Một trong những gia tăng này là giá polysilicon, chi tiết quan trọng trong sản xuất PV, tăng hơn 300%. Ngoài ra, các nguyên liệu thô khác như bạc, đồng, nhôm và thủy tinh... cũng tăng mạnh kể từ tháng 1/2020, làm giá thành cho mô-đun PV tăng theo.

“Ngành công nghiệp điện mặt trời tiện ích đang phải đối mặt với một trong những thách thức khó khăn nhất chỉ vài ngày trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26. Những tác động này không thể giải quyết xong 12 tháng tới, điều này đồng nghĩa, các hãng sản xuất và các nhà thầu phải tự xử lý để không ảnh hưởng đến lợi nhuận” - David Dixon - chuyên gia phân tích năng lượng tái tạo cấp cao ở RE nhấn mạnh.

Ví dụ, tại Mỹ, các mức thuế bổ sung cho mô-đun cũng nằm trong sự cân bằng nói trên. Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) Mỹ đang chuẩn bị tổ chức một phiên điều trần công khai vào tuần đầu tháng 11/2021 liên quan tới triển vọng gia hạn biện pháp tự vệ theo Mục 201 đối với các tế bào và mô-đun quang điện silicon tinh thể (CSPV). Bộ Thương mại Mỹ (CD) đang tiến hành một cuộc điều tra riêng về tấm pin năng lượng mặt trời silicon của Trung Quốc sản xuất tại Malaysia, Thái Lan và Việt Nam để tránh thuế AD/CV (thuế giá trị theo đơn giá hàng hóa).

Ngoài lạm phát chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển là một yếu tố khác trong chuỗi cung ứng gây ra những thách thức đáng kể cho các nhà phát triển và cung ứng tấm PV. Trước năm 2021, chi phí vận chuyển PV có tác động tối thiểu đến chi phí sản xuất chung. Nhưng do chậm trễ trong cung ứng và tắc nghẽn vận chuyển trong thời gian đại dịch Covid-19 đã khiến giá cả tăng gần 500%. Từ 0,005 USD/Wp hồi tháng 9/2019 lên 0,03 USD/Wp vào tháng 10/2021.

Các mô-đun và chi phí vận chuyển liên quan thường chiếm tới một phần tư đến một phần ba tổng vốn đầu tư của dự án và là một hạng mục chi phí lớn nhất của dự án. Khi chi phí của mô-đun PV và vận chuyển tăng lên, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính kinh tế của dự án.

Rystad Energy đã phân tích độ nhạy để xác định chi phí điện quy đổi theo quy mô (LCOE), hay chi phí điện năng được phân cấp cho các nhà máy có quy mô khác nhau, sau đó so sánh chi phí vận chuyển và mô-đun của năm ngoái với chi phí năm nay. Kết quả, LCOE của các dự án mới đã tăng từ 10% đến 15%, mức tăng này rất lớn đối với hầu hết các dự án được lên kế hoạch cho năm 2022. Do nhìn thấy trước rủi ro, nên các các cơ sở sản xuất điện phải đàm phán hợp đồng mua bán điện (hợp đồng PPA) cao hơn, hoặc chấp nhận một phần lạm phát chi phí. Đơn giản hơn, chi phí dự án cao hơn còn lợi nhuận thì giảm đi./.

KHẮC NAM (THEO: SPW-10/2021)


Link tham khảo:

1/ https://www.solarpowerworldonline.com/2021/10/over-half-global-utility-solar-projects-planned-2922-threatened-by-supply-chain-issues/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động