RSS Feed for Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11] | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 13:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]

 - Tiếp theo kỳ trước (phần 1), trong (phần 2) dưới đây là dự báo nhu cầu năng lượng sơ cấp - nhu cầu than; nhận định về nguồn cung sản xuất than trong nước, cũng như kết quả cân đối cung cầu và nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam trong tương lai tới.



Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 3]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 4]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 5]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 10]



KỲ 11: THỰC TRẠNG, CUNG - CẦU, NHẬP KHẨU THAN: THÁCH THỨC VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THAN [PHẦN 2]


TS. NGUYỄN TIẾN CHỈNH - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM



II. Dự báo nhu cầu năng lượng sơ cấp và nhu cầu than

Theo số liệu cập nhật từ đề án "Quy hoạch phát triển năng lượng Việt Nam đến 2025, có xét đến 2035" nhu cầu năng lượng sơ cấp (NLSC) có một số thay đổi: 

Cụ thể là kịch bản phát triển năng lượng trong giai đoạn quy hoạch (Kịch bản đề xuất - KBĐX) là kịch bản dựa trên mức tăng trưởng GDP ở kịch bản cơ sở theo giai đoạn bình quân 2016 ÷ 2035 ở mức 7%/năm kết hợp với kịch bản tiết kiệm năng lượng (TKNL) ở mức kinh tế với các mức tiết kiệm so với kịch bản cơ sở là 4,1% (2020), 5,9% (2025), 8,1% (2030), 10,0% (2035) và kết hợp với mục tiêu giảm 15% CO2 vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở. 

Ở KBĐX, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp (NLSC) sẽ tăng từ mức 80,7 MTOE năm 2015 lên 136,8 MTOE năm 2025 và 217,9 MTOE năm 2035. Tốc độ tăng trưởng NLSC giai đoạn 2016 ÷ 2025 sẽ là 5,3%/năm, sau đó giảm xuống mức 4,8%/năm ở giai đoạn 2026 ÷ 2030. Trong các loại nhiên liệu hóa thạch, than sẽ có mức tăng cao nhất với tốc độ 7,9%/năm trong giai đoạn 2016 ÷ 2025, sau đó đến khí tự nhiên và dầu với tốc độ tăng trưởng 5,7%/năm và 4,4%.

Với KBĐX, tỷ lệ năng lượng tái tạo (NLTT) trong tổng cung NLSC có thể đạt mức 28% vào năm 2030, sau đó tăng lên mức 30,1% vào năm 2035. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với KB cơ sở, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu yêu cầu trong Chiến lược NLTT, do đó, vẫn cần những chính sách hỗ trợ mạnh để các giải pháp NLTT vào sớm hơn trong giai đoạn 2026 ÷ 2035.

Về cơ cấu NLSC theo dạng nhiên liệu, than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng sẽ có xu hướng ổn định tỷ trọng ở những năm sau của giai đoạn quy hoạch với tỷ lệ 37,3% năm 2025 và 38,4% năm 2035. Đây là một kết quả của việc áp dụng những chính sách các-bon thấp để thúc đẩy NLTT phát triển. Tỷ lệ thủy điện có mức giảm đáng kể, trong khi đó các loại xăng dầu chiếm tỷ trọng hơn 20÷22% và khí tự nhiên chiếm khoảng 11÷13% tổng NLSC.

Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng GDP và nhu cầu năng lượng cuối cùng KBĐX:

Chỉ tiêu

2016÷2020

2021÷2025

2026÷2030

2031÷2035

GDP

6,7%

8,2%

7,2%

5,9%

NCNL cuối cùng

5,3%

4,9%

4,8%

3,7%

Hệ số đàn hồi

0,79

0.6

0.66

0,62




Nhiệt điện than công suất đặt đến năm 2020 là: 24.147 MW (chiếm 40% tổng công suất đặt) 2025: 45.362 MW (chiếm 47%); 2030: 50.162 MW (chiếm 39%) và 2035: 59.562 MW (chiếm 33% tổng công suất đặt) bảng 2.  

Bảng 2 - Công suất điện toàn quốc theo KBĐX:

Chỉ tiêu

2020

2025

2030

2035

1. Tổng nhu cầu, MW

39.166

57.819

81.290

106.188

2. Tổng công suất/đặt. MW

60.279

97.256

127.995

181.445

Trong đó:

 

 

 

 

2.1 Thuỷ điện + TĐ tích năng

18.221

20.411

20.711

22.211

       Cơ cấu

30%

21%

16%

12%

2.2 NĐ than

24.147

45.362

50.162

59.562

       Cơ cấu

40%

47%

39%

33%

2.3 NĐ khí+Dầu

8.216

13.578

22.828

28.078

       Cơ cấu

14%

14%

18%

15%

2.4 TĐ nhỏ+NLTT

8.174

14.884

29.247

63.447

       Cơ cấu

14%

15%

23%

35%

2.5 Nhập khẩu

1.522

3.022

5.048

8.148

       Cơ cấu

3%

3%

4%

4%

3.Tổng công suất đặt (không gió và mặt trời)

56.450

89.017

108.393

128.743

4. Dự phòng (không gió và mặt trời)

17.284

31.197

27.102

22.555

5 Tỉ lệ dự phòng 

44.1%

54.0%

33.3%

21.2%





Dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước theo phương pháp trực tiếp và phương pháp nội suy. Phương pháp trực tiếp được áp dụng để tính toán dự báo nhu cầu sử dụng than đối với các ngành đã có quy hoạch như: điện, xi măng, thép, phân bón hóa chất... Phương pháp nội suy áp dụng để tính toán dự báo nhu cầu sử dụng than đối với các ngành chưa có quy hoạch, hoặc không có số liệu về dự báo nhu cầu sử dụng than.

Theo dự báo của JEEI Outlook 2018 thì đến năm 2030 nhu cầu than bình quân đầu người của thế giới (TOE/người) là: 0,5. Trong đó, của Trung Quốc: 1,48; Nhật Bản: 0,93; Hàn Quốc:1,74; Đài Loan: 1,75; Malaixia: 0,86; Thái Lan: 0,35; Mỹ: 0,78; châu Đại Dương: 1,18.

Như vậy, đến năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 65,65 triệu TOE, bình quân đầu người khoảng 0,63 TOE/người (tương ứng với dân số dự báo là 104 triệu người). So với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước trong khu vực thì vẫn còn thấp hơn nhiều - nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than.

Nhu cầu cho các nhà máy điện dự báo trên cơ sở Kịch bản phát triển năng lượng đề xuất (KBĐX) trong Quy hoạch tổng thể năng lượng Việt Nam. Kết quả dự báo nhu cầu đã được cập nhật theo KBĐX so với Quy hoach phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 như sau.

Hình 6 - Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước:


 

TT

Danh mục

2020

2025

2030

2035

A

Nhiệt điện

59.470

86.008

119.368

127.502

B

Xi măng

5.719

6.604

6.676

6.676

C

Luyện kim

5.276

7.189

7.189

7.189

D

Phân bón, hóa chất

5.023

5.023

5.023

5.023

F

Các hộ khác

5.796

6.092

6.403

6.729

 

Tổng cộng

81.285

110.916

144.658

153.119

 



Nhu cầu than sử dụng trong nước dự báo giảm khoảng 4÷12 triệu tấn/năm so với QH403. Cụ thể 2020: 81,285/86,361 triệu tấn (giảm 5 triệu tấn); 2025: 110,916/121,476 triệu tấn (giảm 10,5 triệu tấn); 2030: 144,658/156,631 triệu tấn (giảm 12 triệu tấn). 

Nhu cầu than cho điện theo KBĐX với lịch huy động các dự án nhà máy nhiệt điện vào vận hành theo phụ tải điện được cập nhật đến năm 2020 là 59,5/64 triệu tấn giảm 4,5 triệu tấn so với QH403; 2025 là 86/96,5 triệu tấn giảm 10,5 triệu tấn; 2030 là 119/131 triệu tấn giảm 12 triệu tấn; năm 2035 là 127 triệu tấn. 

Nhu cầu cho các hộ xi măng có điều chỉnh giảm và tăng tương ứng cho các hộ khác và nhu cầu cho luyện kim, phân đạm, hóa chất tương tư như QH403.

III. Nguồn cung sản xuất than trong nước

Trên cơ sở lịch khai thác được lập theo QH403 rà soát và xem xét huy động sản lượng tới 2035, qua đó xác định được sản lượng than nguyên khai toàn ngành và than tương phẩm toàn ngành.

Bảng 3 - Sản lượng than toàn ngành:

TT

Danh mục

Năm

2020

2025

2030

2035

I

THAN NGUYÊN KHAI

  50 712

  55 788

  59 930

  61 872

a

Tập đoàn TKV

  40 000

  43 088

  44 440

  46 175

b

TCT Đông Bắc

  7 442

  6 380

  5 700

  4 450

c

Các mỏ mới vùng Đông Bắc

   

  1 750

  4 200

  4 200

d

Các mỏ than địa phương & than bùn

  2 620

  4 540

  4 090

  4 047

e

Bể than ĐBSH

   

  30

  1 500

  3 000

II

THAN THƯƠNG PHẨM 

44 313

49 415

53 130

54 795




Qua lịch bố trí sản lượng cho thấy, các khoáng sàng than có tiềm năng đã bố trí các mỏ với công suất phù hợp, kể cả các mỏ mới vùng Đông Bắc - những vùng trắng và trống ở bể than Đông Bắc chưa tiến hành thăm dò tài nguyên. Đây là sản lượng tối đa ngành than có thể huy động với mục tiêu phát triển bền vững với điều kiện TKV và TCT Đông Bắc được cấp phép, thăm dò và cấp phép khai thác đúng tiến độ theo quy hoạch. Cạnh đó, doanh nghiệp đảm bảo áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, huy động đủ vốn đầu tư phát triển mỏ và được hỗ trợ về cơ chế chính sách, thuế phí hợp lý... để phát triển. 

Trên cơ sở sản lượng quy hoạch của từng khoáng sàng, từng mỏ qua các qua các sàng mỏ và nhà máy sàng tuyển khu vực thu được than thương phẩm. Than thương phẩm sản xuất trong nước theo quy hoạch là nguồn cung có khả năng cân đối nhu cầu than trong nước (than thương phẩm không bao gồm than các mỏ than bùn địa phương, than ĐBSH/than thương phẩm toàn ngành) đạt 43/44 triệu tấn (2020); 46/49 triệu tấn (2025); 48/53 triệu tấn (2030) và 49/55 triệu tấn (2035).

Hình 7 - Quy hoạch sản lượng than sản xuất trong nước:

TT

Chủng loại than

2020

2025

2030

2035

A

Than nguyên khai

50 062

55 788

59 930

61 872

B

Than thương phẩm

44 313

49 415

53 130

54 795

C

Than có thể cân đối 

42 888

46 538

48 930

49 245

 


IV. Cân đối cung cầu và nhu cầu nhập khẩu than

Việc cân đối than cho các hộ tiêu thụ trong nước được thực hiện theo nguyên tắc: Ưu tiên cấp tối đa than cho sản xuất điện (bao gồm các chủng loại than cám 4b, cám 5, cám 6, cám 7); than còn lại cân đối cho các hộ theo thứ tự ưu tiên là phân bón - hóa chất - xi măng - các hộ khác. Riêng luyện kim sử dụng than cốc nên cân đối hết các nguồn than cốc trong nước sản xuất được cho luyện kim, còn thiếu sẽ nhập khẩu.

Kết quả cân đối than: 

Căn cứ vào tổng lượng than cân đối và nguyên tắc cân đối than và kế hoạch phân phối than cho các hộ tiêu thụ xác định được khả năng cấp than và lượng than thiếu cho từng hộ, qua chi tiết cho thấy:

Trong tổng số than thương phẩm sản xuất, than tiêu chuẩn để cấp cho sản xuất điện chiếm khoảng 80% (năm 2020 khoảng 35 triệu tấn, năm 2025: 36,3 triệu tấn, năm 2030: 39,8 triệu tấn và năm 2035: 39,5 triệu tấn).

Than trong nước chỉ đủ nguồn cung cho 17 nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) sử dụng antraxit trong nước như: Phả lại 1, 2; Uông Bí 1, mở rộng 1 và 2; Ninh Bình; Na Dương 1 và 2; Cao Ngạn; Cẩm Phả 1 và 2; Sơn Động; Mạo Khê; Mông Dương 1 và 2; Quảng Ninh 1 và 2; Hải Phòng 1 và 2; Nông Sơn và 12 NMNĐ sử dụng pha trộn antraxit trong nước và nhập khẩu: An Khánh 1; Thái Bình 1 và 2; Hải Dương; Nam Định 1; An Khánh - Bắc Giang; Thăng Long; Vũng Ánh 1; Nghi Sơn 1; Vĩnh Tân 1 và 2; Duyên Hải 1.  

Còn lại 28 NMNĐ phải sử dụng 100% than bitum, á bitum nhập khẩu: Hải Phòng 3; Quảng Ninh 3; Nghi Sơn 2; Công Thanh; Vũng Áng 2 và 3; Quảng Trách 1 và 2; Quỳnh Lập 1 và 2; Quảng Trị; Fonmosa - Hà Tĩnh; Hải Hà - Đồng Phát; Vĩnh Tân 3; Duyên Hải 2 và 3; Vân Phong 1; Long Phú 1 - 2 và 3; Sông Hậu 1 và 2; Long An 1 và 2; Vĩnh Tân 4; Fonmosa - miền Nam; Than miền Nam.

Hình 8 - Cân đối cung cầu than trong nước, cho điện và nhập khẩu than:

 

TT

Danh mục

2020

2025

2030

2035

A

Tổng nhu cầu than

81.285

110.916

144.658

153.119

A1

Trong đó: Nhu cầu than cho điện

59.470

86.008

119.368

127.502

B

Cung than trong nước

42.888

46.538

48.930

49.245

B1 

Trong đó: Cung than cho điện

34.916

36.335

39.841

39.491

C

Xuất khẩu dự kiến

2.050

2.050

2.050

2.055

D

Tổng than nhập

40.447

66.428

97.779

105.929

D1

Cho các hộ ngoài điện

15.893

16.755

18.251

17.918

D2

Cho điện

24.554

49.673

79.527

88.011

 



Như vậy, Việt Nam phải nhập khẩu than cho sản xuất điện khoảng 25 triệu tấn vào năm 2020; khoảng 50 triệu tấn vào năm 2025 (trong đó, các NMNĐ BOT tự thu xếp khoảng 25 triệu tấn); khoảng 80 triệu tấn vào năm 2030 (trong đó, các NMNĐ BOT tự thu xếp khoảng 40 triệu tấn) và khoảng 88 triệu tấn vào năm 2035 (trong đó, các NMNĐ BOT tự thu xếp khoảng 43 triệu tấn). Từ năm 2020 trở đi, việc phát triển nhiệt điện than phụ thuộc nhiều vào việc thu xếp nguồn than nhập khẩu.

Mặc dù khối lượng than nhập cho điện lớn, nhưng các chủ đầu tư NMNĐ BOT tự chịu trách nhiệm nhập than tới 50% nhu cầu, các NMNĐ chủ yếu do các tập đoàn lớn làm chủ đầu tư như: PVN, EVN, TKV và một số công ty tư nhân hoặc/và một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Các Tập đoàn PVN, EVN đều đã tự chủ động đi tìm nguồn cung cấp than cho các NMNĐ do mình làm chủ đầu tư. Một số công ty tư nhân và một số đơn vị nước ngoài đều tự chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp than cho mình, chỉ còn lại một số NMNĐ do TKV, một số NMNĐ của các doanh nghiệp khác, hoặc doanh nghiệp nước ngoài làm chủ đầu tư nếu có cam kết với TKV cấp than thì TKV sẽ nhập khẩu để cung ứng than theo hợp đồng. 

Trong cơ cấu huy động các nguồn năng lượng sẽ tác động tới nhu cầu than cho các NMNĐ. Khi nguồn thủy điện đã huy động tối đa, điện nguyên tử đã tạm dừng; nguồn thủy điện vừa và nhỏ đã cân đối hạn chế tác động tới môi trường; chương trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả điện năng đã được tính đến mức hợp lý thì ảnh hưởng tới nhu cầu điện than chỉ còn lại nguồn năng lượng tái tạo và nhiệt điện sử dùng dầu, khí và nhiên liệu hóa lỏng. Khi kịch bản dựa vào than nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thì cũng chỉ còn dựa vào nhiệt điện khí và khí hóa lỏng./. 

(Đón đọc kỳ tới...)


Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

2. Viện Năng lượng, 2016, “Quy hoạch phát triển năng lượng Việt Nam đến 2025, có xét đến 2035".

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động