Phát thải CO2 không phải là mối đe dọa toàn cầu?
11:59 | 21/12/2017
"Cú lừa thế kỷ" về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu [Bài 1]
"Cú lừa thế kỷ" về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu [Bài 2]
"Cú lừa thế kỷ" về phát thải CO2 và biến đổi khí hậu [Tạm kết]
Quan điểm của ông Trump trái ngược hoàn toàn với người tiền nhiệm của ông - cựu Tổng thống Barack Obama. Trước đó, Hoa Kỳ đã xác định biến đổi khí hậu là một nguy cơ an ninh quốc gia và đồng thuận cao với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm thiểu khí thải cùng với tình trạng ấm lên của Trái Đất.
Hồi tháng 6/2017, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút lui khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu thế giới (Thỏa thuận COP 21) ký tại Paris. Ông Trump nhấn mạnh: "Tôi được bầu làm đại diện cho người dân Pittsburgh chứ không phải Paris". Theo ông Trump, những thỏa thuận này "thiếu công bằng và tổn hại đến nền kinh tế Hoa Kỳ".
Trang Federalism đưa tin, ông Trump đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ việc phải cắt giảm hoạt động đốt dầu, gas và than. Trong chương trình nghị sự về năng lượng, quan điểm nhất quán của ông chủ Nhà Trắng là việc cắt giảm này gây bất lợi cho an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ.
Chính sách an ninh mới của ông Trump lần này là tập trung vào an ninh biên giới và vấn đề kinh tế. Theo đó, an ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Quyết định không công nhận biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh quốc gia được đưa ra sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris hồi đầu năm - bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế và bãi bỏ các quy định về môi trường.
Tuyên bố được đưa ra sau 11 tháng thảo luận giữa chính phủ, cơ quan an ninh, đối ngoại và kinh tế Hoa Kỳ. Việc loại biến đổi khí hậu ra khỏi mối đe dọa an ninh quốc gia mà ông Trump vừa tuyên bố mâu thuẫn trực tiếp với quan điểm được đưa ra trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James mattis.
Phát biểu hồi tháng 1/2017, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khẳng định biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới hoạt động quân sự, tới việc đảm bảo an ninh toàn cầu và sự ổn định của nhiều khu vực trên thế giới.
Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, như băng tan tại Bắc Cực, mực nước biển dâng cao, sa mạc hóa cùng nhiều hiện tượng khác, đều có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động quân sự và do đó đe dọa tình hình an ninh. Vị Bộ trưởng này cũng cho rằng, quân đội cần giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và cân nhắc các biện pháp năng lượng thay thế.
Tuy nhiên, chính sách an ninh mới cũng không phủ nhận hoàn toàn việc cần quan tâm đến vấn đề môi trường. Một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết: "Biến đổi khí hậu không được nhận định là mối đe dọa an ninh quốc gia. Nhưng khí hậu, môi trường và tầm quan trọng của quản lý môi trường vẫn được đưa ra thảo luận".
Từ khi nhậm chức, ông Trump đã đưa ra các quyết định về lượng khí thải carbon đang nóng lên toàn cầu. Ông tuyên bố ý định rút khỏi Thỏa thuận môi trường Paris, thỏa thuận mà ông gọi là "rất đắt đỏ và không công bằng", nhưng có gần 200 quốc gia ký kết.
NGUỒN: THEWORLD&VIETNAMREPORT/ GUARDIAN