» Nhận định - Dự báo
Chia tách Tổng cục Năng lượng thành ba đơn vị
13:26 |18/08/2017
-
Theo Nghị định 98/2017/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ngành của Bộ Công Thương ban hành ngày 18/8/2017, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) sẽ được chia tách thành 3 đơn vị là Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
Những bất cập trong hệ thống chiến lược năng lượng Việt Nam
Tổng cục Năng lượng được thành lập theo quyết định số 50/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2011của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, Tổng cục Năng lượng là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp năng lượng (gồm điện, điện hạt nhân, dầu khí, than năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng); quản lý thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Do vậy việc ra đời Tổng cục Năng lượng được coi là rất quan trọng, giúp Bộ Công Thương thúc đẩy phát triển ngành năng lượng nói riêng, ngành công thương nói chung thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng, Chính phủ giao phó. Để đảm bảo năng lượng cho đất nước, thời gian tới, ngành năng lượng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Với 20 nhiệm vụ, quyền hạn, Tổng cục Năng lượng là cơ quan đầu mối về công nghiệp năng lượng trong phát triển điện lực; phát triển điện hạt nhân; năng lượng mới và năng lượng tái tạo; quản lý nhu cầu và tiết kiệm năng lượng; dầu khí và công nghiệp than.
Tổng cục Năng lượng gồm 14 đơn vị: Văn phòng; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Quy hoạch; Vụ Nhiệt điện và Điện hạt nhân; Vụ Thủy điện; Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo; Vụ Lưới điện và Điện nông thôn; Vụ Khoa học Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng; Vụ Thăm dò và Khai thác dầu khí; Vụ Vận chuyển và Chế biến dầu khí; Vụ Công nghiệp than; Vụ Quản lý đầu tư BOT điện; Trung tâm Thông tin Năng lượng; Trung tâm đào tạo và tư vấn năng lượng.
Khi Tổng cục Năng lượng được thành lập, PGS, TS. Bùi Huy Phùng - Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng, ngành năng lượng vốn có tính hệ thống rất cao, nhưng cả quá trình phát triển vừa qua, chúng ta chưa chú ý đầy đủ đặc điểm này, các phân ngành: điện, than, dầu-khí, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... được xây dựng chiến lược, quy hoạch khá biệt lập, thiếu thống nhất. Do vậy, việc quyết định thành lập Tổng cục Năng lượng được bình luận là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục "lỗi hệ thống" của ngành năng lượng quốc gia.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Chuyển đổi số và hệ thống năng lượng: Cơ hội lớn để ‘lột xác’ (12/04)
- Hydrogen - Nhiên liệu sạch cho tương lai và cứu cánh cho hiện tại (Tạm kết) (05/04)
- Điện gió ngoài khơi Việt Nam có những ưu điểm gì? (30/03)
- Hydrogen - Nhiên liệu sạch cho tương lai và cứu cánh cho hiện tại (Kỳ 1) (29/03)
- Tình trạng và xu thế truyền tải điện Việt Nam năm 2021 (18/03)
- Phân tích về sự cố điện ở Texas Hoa Kỳ (23/02)
- Tích hợp điện mặt trời vào lưới điện [Kỳ cuối]: Giải pháp khắc phục các ảnh hưởng (23/02)
- Tích hợp điện mặt trời vào lưới điện [Kỳ 1]: Các ảnh hưởng trên lưới điện (18/02)
- Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ cuối]: Việt Nam cần làm gì? (17/02)
- Tại sao Việt Nam nên phát triển điện gió ngoài khơi? (01/02)
Các bài đã đăng:
- Power Machines và tầm nhìn thị trường Điện lực Việt Nam (15/08)
- GE tiếp tục hỗ trợ phát triển năng lượng ở Việt Nam (01/06)
- Nhận định thách thức và định hình tương lai năng lượng Việt Nam (25/04)
- Bất định giá dầu và lựa chọn của Việt Nam (29/11)
- Nhìn lại cuộc chiến giá dầu thô (27/10)
- Bức tranh toàn cảnh về ngành dầu khí thế giới (Kỳ 2) (20/09)
- Bức tranh toàn cảnh về ngành dầu khí thế giới (Kỳ 1) (16/09)
- Vì sao nhiều nhà đầu tư dầu khí quốc tế rời Việt Nam? (02/08)
- Siemens với ngành Năng lượng Việt Nam (15/06)
- Nhiệt điện than trong Đề án điều chỉnh QHĐ VII (30/05)