RSS Feed for Câu hỏi khó dành cho các bên tham gia thị trường điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 16/04/2024 19:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Câu hỏi khó dành cho các bên tham gia thị trường điện

 - Làm thế nào để gia tăng hiệu quả thị trường điện cạnh tranh, tạo động lực cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm thành công trong năm 2015? Câu hỏi đặt ra cho tất cả các bên liên quan cùng các đơn vị tham gia.

Hoàn chỉnh thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Mỹ hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường điện cạnh tranh

Theo lộ trình phát triển, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: phát điện cạnh tranh (2005 - 2014), bán buôn cạnh tranh (2015 - 2022) và bán lẻ cạnh tranh (sau 2022).

Nhiều thách thức

Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV), đã đưa ra nhận định, thị trường điện cạnh tranh được thực hiện từ tháng 7/2012, đến nay đã được 3 năm nhưng kết quả chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.

Hiện nay, mới có 50 đơn vị tham gia, chiếm gần 43% công suất hệ thống điện. Tỷ lệ này chưa cao và tăng chậm sẽ làm giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong vận hành thị trường điệnẢnh: Icon

Năm 2015 sẽ đánh dấu bước phát triển mới của thị trường điện cạnh tranh, đó là triển khai giai đoạn 2 - thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Song ngay trong giai đoạn 1, dù được đánh giá là đã hoàn thành mục tiêu.

Tuy nhiên ở giai đoạn này, vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. (i) mô hình cải cách thị trường điện hiện nay của Việt Nam; (ii) vai trò của nhà nước trong việc ổn định giá cả; (iii) những yếu tố  cản trở nhà sản xuất: vấn đề thể chế hay vấn đề kỹ thuật?; (iv) mâu thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư và vấn đề đảm bảo giá; (v)vấn đề an ninh năng lượng; (vi) vấn đề giám sát cơ quan điều tiết độc lập; (vii) vấn đề định giá điện; và (viii) chi phí cho năng lượng tái tạo…  

Để thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam trở thành một "sân chơi" thực sự sôi động, cạnh tranh, thu hút tất cả các nhà máy điện trực tiếp tham gia thì phía trước vẫn còn nhiều thách thức, theo CIEM.

Hiện nay, mới có 50 đơn vị tham gia, chiếm gần 43% công suất hệ thống điện. Theo CIEM, tỷ lệ này chưa cao và tăng chậm sẽ làm giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong vận hành thị trường điện.

Một điểm nữa cũng được CIEM để cập là việc mở rộng đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh đối với các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu còn lúng túng...

Việc triển khai giai đoạn 2 của thị trường điện - giai đoạn thí điểm thị trường bán buôn cạnh tranh vẫn còn rất nhiều thách thức. Nhất là đối với việc chuyển từ một đơn vị mua buôn duy nhất như hiện nay (công ty mua bán điện) sang nhiều đơn vị mua buôn sẽ phức tạp hơn nhiều.

Đặc biệt, tất cả 5 tổng công ty điện lực và các khách hàng lớn đủ điều kiện sẽ có cơ hội tham gia thị trường điện bán buôn, được tự do lựa chọn đối tác ký hợp đồng hoặc mua bán điện trên thị trường điện giao ngay.

CIEM nhận xét, các cách giải quyết trên vẫn còn hạn chế, dẫn tới chúng ta vẫn bế tắc về quản lý giá, quản lý hoạt động của các nhà sản xuất điện. Quyền lợi giữa các bên trong thị trường điện chưa được cân bằng và phù hợp với lợi ích của các đối tượng tham gia.

Kinh nghiệm quốc tế

Theo ông Rainer Brohm, chuyên gia năng lượng của Đức, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió ở quy mô nhỏ và vừa. Nhưng Việt Nam lại chưa tận dụng được điều này.

TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM: Xây dựng thể chế thị trường năng lượng cạnh tranh là một chủ đề lý thú trong bối cảnh cải cách thể chế thị trường ở Việt Nam.

Thị trường điện ở Việt Nam còn có một khoảng cách khá lớn so với những nước đã cải cách thành công cụ thể là thị trường phát điện cạnh tranh còn tồn tại nhiều rào cản về thể chế và kỹ thuật.

Vấn đề quan trọng là phải cải cách thể chế, tìm cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn đề. Việc tổ chức các hội thảo để chia sẻ quan điểm, kiến thức và kinh nghiệm rất có ý nghĩa  tác động tới việc thay đổi thể chế ở Việt Nam.

Ông Rainer Brohm cho biết, tại Đức, rất nhiều hộ sản xuất nhỏ duy trì các máy phát điện công xuất đủ đáp ứng các nông - trang trại của họ. Khi họ thừa điện năng (năng lượng gió, pin mặt trời hay năng lượng sinh học) họ lại bán cho cơ quan điều tiết điện lực của Đức. Cơ quan này mua điện và phân phối ra thị trường.

Phân tích một số mô hình nghiên cứu điển hình có mức độ cải cách khác nhau, ông Julian Scarff – Chuyên gia năng lượng đến từ Australia đã kể đến Chi–lê, quốc gia đang phát triển đầu tiên tiến hành cải cách và trở thành hình mẫu điều tiết ngành điện lực thành công. 

Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới khi có cơ quan điều tiết độc lập sẽ bảo đảm lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng, đồng thời hài hòa được lợi ích của doanh nghiệp bán điện.

Hiện nay, ở một số nước, việc cải cách vẫn bị kẹt giữa vai trò của thị trường và nhà nước, nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong điều hành và quản lý ngành điện.   

Thể chế yếu kém dẫn tới cải cách kém hiệu quả; Lợi ích của người tiêu dùng bị rủi ro nếu không có cơ quan điều tiết độc lập và cần quản lý cho đúng trước khi thực hiện tư nhân hóa.

Theo kinh nghiệm của Australia và nhiều quốc gia khác thì đây là quá trình lâu dài. Australia đã phải mất trên 10 năm để cải cách và hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh.

Cách làm của Australia là cơ quan quản lý đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng, sau đó công bố công khai kết quả thực hiện của các công ty phân phối điện khác nhau.

Để cân bằng lợi ích trong thị trường điện cạnh tranh cần một trọng tài có thẩm quyền đưa ra những quyết định hết sức khó khăn, cung cấp thông tin rõ ràng và trọng tài đó nên là cơ quan điều tiết điện lực.

Xem xét cách thức quản lý ngành điện ở Việt Nam cũng như lộ trình cải cách thị trường điện lực ở Việt Nam, ông Julian Scarff cũng đã chỉ ra những lợi ích kinh tế do cải cách thị trường điện mang lại trong việc thúc đẩy cạnh tranh, cải thiện hiệu quả và giảm giá điện.

Việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh, Việt Nam khó có thể hoàn thiện trong một sớm một chiều, bởi có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, nên chỉ có thể đi theo quy luật phát triển của thị trường.

Ông Julian Scarff  cho rằng, thách thức lớn nhất đó là cần có thể chế đủ mạnh nhằm bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng cũng như đủ hấp dẫn để thu hút đầu vào ngành Điện.

Hiện nay, người tiêu dùng rất khó chấp nhận tăng giá điện. Vì vậy, ông Julian Scarff cho rằng, điều quan trọng là phải bảo đảm sự minh bạch cho bên bán, bên mua để người dân tin tưởng vào sự minh bạch của thị trường.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động