RSS Feed for Giá điện toàn phần bình quân (FMP) các tháng đầu năm 2024 giảm so với cùng kỳ 2023 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 15/01/2025 11:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giá điện toàn phần bình quân (FMP) các tháng đầu năm 2024 giảm so với cùng kỳ 2023

 - Thông tin từ Công ty TNHHMTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) cho biết: Trong 7 tháng đầu năm 2024, giá biên điện năng thị trường giao ngay (SMP - Sport Market Price) trung bình đạt 1091,3 đồng/kWh và giá thị trường điện toàn phần (FMP - Full Market Price) là 1423,5 đồng/kWh. SMP trung bình bằng 81,6% kế hoạch (chủ yếu do giá trần thị trường giảm và các yếu tố giá nhiên liệu, phụ tải, điều kiện thủy văn). Giá điện toàn phần bình quân cũng giảm khoảng 17,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kỳ vọng gì sau khi A0 tách khỏi EVN, chuyển về Bộ Công Thương? Kỳ vọng gì sau khi A0 tách khỏi EVN, chuyển về Bộ Công Thương?

Như chúng ta đã biết, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được chuyển về Bộ Công Thương trở thành Công ty TNHHMTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO). Nhân sự kiện này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định ban đầu để bạn đọc cùng tham khảo.

Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, ngày 19/8/2024, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Quốc hội nêu quan điểm: “Điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu Net zero vào năm 2050”. Sau khi tham khảo, cân nhắc các thông tin, tài liệu chuyên ngành về xu thế quốc tế, công nghệ, tính kinh tế, nguồn nhân lực và sự cần thiết của điện hạt nhân cho phát triển đất nước trong bối cảnh mới, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, đề xuất, kiến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Theo số liệu cập nhật của NSMO: Trong 7 tháng đầu năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như phụ tải điện tăng trưởng cao đột biến (vượt các giá trị lịch sử), nguồn nước về hồ thuỷ điện thấp hơn trung bình nhiều năm… tuy nhiên, công tác quản lý, vận hành hệ thống điện được duy trì tin cậy, đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và nhu cầu của nhân dân.

Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống đạt 179,4 tỷ kWh, tăng khoảng 10,54% so với cùng kỳ năm 2023. Công suất cực đại của hệ thống đạt 48.880 MW, tăng 7,87% so với cùng kỳ.

Trong các tháng cuối năm, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF): Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2024, ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 65-75%, có thể kéo dài đến cuối năm. Điều này dự báo sẽ tăng lượng nước về các hồ thủy điện, giúp tổng sản lượng thủy điện trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12/2024 đạt 56,8 tỷ kWh, cao hơn 5,2 tỷ kWh so với kế hoạch, tạo điều kiện duy trì tỷ lệ thủy điện cao, giúp kéo giá điện trung bình xuống.

Về phụ tải, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu trong năm 2024 dự kiến đạt khoảng 309,8 tỷ kWh, tăng 10,11% so với năm 2023. Trong các tháng còn lại, phụ tải dự kiến không cao hơn so với thực tế các tháng đầu năm.

Để đảm bảo an ninh cung ứng điện và tối ưu hóa việc huy động các nguồn điện, NSMO đặt mục tiêu đảm bảo cung ứng điện trong các tháng còn lại năm 2024 là nhiệm vụ hàng đầu để định hướng các chiến lược vận hành, bên cạnh mục tiêu tối ưu chi phí. Theo đó, NSMO sẽ thực hiện một số giải pháp sau:

1. Tăng khai thác các hồ thủy điện có nước về tốt, đặc biệt là các nhà máy thủy điện đa mục tiêu (có giới hạn về mức nước cao nhất trong thời kỳ mùa lũ) nhằm tránh gia tăng dòng chảy đột biến về hạ du.

2. Các nhà máy điện được huy động theo kết quả của bài toán tối ưu đồng thời (thủy - nhiệt điện).

3. Định hướng đưa mức nước các hồ về mức nước dâng bình thường vào cuối năm.

4. Giảm huy động một số nguồn nhiệt điện để tăng khai thác thủy điện.

Tuy nhiên, NSMO vẫn duy trì cấu hình tối thiểu các nhà máy nhiệt điện để đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành lưới điện. Cụ thể là đảm bảo các tiêu chí an toàn về kỹ thuật (như mức mang tải, giới hạn điện áp, giới hạn truyền tải và khả dụng hệ thống điện), nhất là cho khu vực miền Bắc. Một số nhà máy cũng cần được huy động để đảm bảo an toàn trong thời gian thi công đường dây 500 kV mạch 3 (Quảng Trạch - Phố Nối).

Bên cạnh đó, NSMO sẽ linh hoạt điều chỉnh chiến lược vận hành chi tiết các nguồn thủy điện, nhiệt điện than, khí tự nhiên, khí LNG để phù hợp với tình hình thực tế về phụ tải, thủy văn, thời tiết và độ khả dụng của các nguồn điện, cũng như các yếu tố bất định khác.

Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu tổ chức còn mới, NSMO đề nghị các đơn vị phát điện và các tổng công ty phát điện phối hợp chặt chẽ để cập nhật, đánh giá nhu cầu huy động nhằm đảm bảo kế hoạch nhập than phù hợp, tối ưu hóa chi phí, và điều chỉnh lịch sửa chữa phù hợp với thực tế vận hành./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động