RSS Feed for Năng lượng sạch - xu hướng phát triển của thế giới | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 15:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng sạch - xu hướng phát triển của thế giới

 - Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa công bố các số liệu thống kê năm 2012 về tiêu dùng các nguồn năng lượng quan trọng trên thế giới, nhằm thông tin về các xu thế tiêu thụ năng lượng mới trên toàn cầu. Theo số liệu mới nhất này, trong năm 2011 tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng chậm lại chỉ ở mức 3%, trong đó sản lượng than tiêu thụ trên toàn cầu tăng 6,6% trong năm thứ 12 liên tiếp, dầu mỏ tăng 1%, sản lượng điện giảm 4% do sản lượng điện ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới, giảm tới 9,2%.

>> Hơn 1,3 tỷ người nghèo được tiếp cận năng lượng sạch vào năm 2030
>> Lộ trình công nghệ năng lượng sinh học cho nhiệt - điện đến năm 2050
>> IEA kêu gọi thế giới cần đẩy nhanh ứng dụng năng lượng sạch
>> Suất đầu tư năng lượng tái tạo rẻ hơn năng lượng hóa thạch?
>> Nhiều nước trên thế giới chọn giải pháp tăng tuổi thọ nhà máy điện hạt nhân

Các số liệu thống kê của IEA cho thấy, phần của các nguồn năng lượng tái sinh trong tổng cung ứng các nguồn năng lượng quan trọng nhất đã tăng 8,2% ở các nước OECD trong năm 2011, cao hơn mức tăng 7,8% năm 2010.
 

Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới, trong khi Indonesia trở thành nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, vượt cả Australia.

Nhu cầu dầu mỏ của các nước OECD giảm 0,1% trong năm 2011 do tăng trưởng kinh tế trì trệ. Lượng xăng tiêu dùng cho ô tô chiếm 1/3 nhu cầu dầu mỏ ở các nước OECD giảm hơn 2% trong năm 2011, tiếp tục xu thế giảm mạnh kể từ năm 2006.

Sản lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng 2,1% trong năm 2011, mức tăng thấp nhất so với mức tăng 7,2% năm 2010.

Trong khi lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước OECD không tăng, lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước ngoài OECD chiếm hơn 50% tổng lượng khí đốt tiêu thụ toàn cầu.

Sản lượng điện ở các nước OECD giảm 0,9% trong năm 2011 chủ yếu do điện hạt nhân giảm mạnh.

Sản lượng điện hạt nhân ở các nước OECD giảm 9,2% trong năm 2011, đặc biệt ở Nhật Bản giảm 65% và ở Đức giảm 23%, khiến tổng nhu cầu năng lượng toàn OECD giảm 1,9% năm 2011.

Các số liệu thống kê của IEA cho thấy, phần của các nguồn năng lượng tái sinh trong tổng cung ứng các nguồn năng lượng quan trọng nhất đã tăng 8,2% ở các nước OECD trong năm 2011, cao hơn mức tăng 7,8% năm 2010.

Năng lượng gió không chỉ là nguồn năng lượng tái sinh hàng đầu trong sản xuất điện mà còn là nguồn năng lượng có tốc độ tăng cao nhất tới 24% trong tất cả các nguồn năng lượng tái sinh.

Anh Tuấn (Nguồn: TTXVN)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động