Nhận định - Phản biện
Chênh lệch thuế: Lọc dầu Dung Quất gặp khó trong tiêu thụ
13:58 |22/02/2016
-
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tiếp tục có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Công Thương về những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất năm 2016 do có sự chênh lệch giữa thuế suất nhập khẩu ưu đãi của nhà máy với thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam áp dụng với các mặc hàng xăng dầu.
Kiến nghị điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng dầu Dung Quất
Theo văn vản của PVN, trong thời gian qua, đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị vận hành Lọc dầu Dung Quất tiếp tục đàm phán với khách hàng. Tuy nhiên, dù giá bán giảm 1,3 USD/thùng so với 6 tháng cuối năm 2015 nhưng khách hàng chỉ đồng ý áp dụng với thời hạn 2 - 3 tháng đầu năm 2016 và giảm khối lượng đăng ký mua. Trong đó, khách hàng lớn nhất là Petrolimex chỉ đồng ý áp dụng mức phụ phí trên cho 2 tháng đầu năm với khối lượng giảm từ 120.000m3/tháng xuống còn 80.000m3/tháng.
PVN cho biết: do chưa có sự điều chỉnh về thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng đối với sản phẩm của BSR nên tất cả các khách hàng đã đề nghị BSR tiếp tục giảm giá. Điều đó dẫn tới kế hoạch sản xuất - kinh doanh của BSR năm 2016 gặp nhiều rủi ro.
Việc chênh lệch thuế đối với các mặt hàng dầu đã gây khó khăn cho BSR trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Trước đó, ngày 16/12/2015, Bộ Tài chính đã ban hành biểu thuế ưu đãi để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Theo đó, các sản phẩm xăng của Dung Quất hiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi là 20% sẽ cao hơn mức nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc hiện đang áp dụng là 10% (tương đương 4,87 USD/thùng).
PVN khẳng định, việc chênh lệch thuế đối với các mặt hàng dầu đã gây khó khăn cho BSR trong việc tiêu thụ sản phẩm thì việc tiếp tục chênh lệch thuế nhập khẩu với xăng sẽ gây thêm áp lực tiêu thụ và làm xáo trộn tình hình sản xuất của nhà máy.
Các sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất dù đã giảm mức phụ phí cũng không thể cạnh tranh được. Tình hình này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của riêng BSR mà lợi ích tổng thể phía Việt Nam.
Hiện trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, xăng chiếm hơn 90% tổng lượng sản phẩm của toàn Nhà máy nên phía PVN cho rằng, nếu không tiêu thụ được sản phẩm xăng dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành an toàn của Nhà máy. Mặt khác, với mức chênh lệch quá lớn như hiện nay sẽ dẫn đến việc khách hàng đầu mối tập trung nhập khẩu.
NangluongVietnam Online
Các bài mới đăng
- Cách mạng năng lượng sạch đầy tham vọng của Joe Biden (21/01)
- Những quan ngại của chuyên gia về Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná (20/01)
- Kiến nghị điều chỉnh giờ phát điện cao điểm, chi phí tránh được cho thủy điện vừa và nhỏ (20/01)
- Vai trò của thủy điện trong hệ thống khi Việt Nam phát triển mạnh điện mặt trời (19/01)
- Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực dầu khí (14/01)
- Các con số trong ‘Thống kê năng lượng Việt Nam 2019’ nói lên điều gì? (13/01)
- Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ 1]: Giới thiệu tổng quan (12/01)
- Mười sự kiện tiêu biểu của ngành Năng lượng Việt Nam năm 2020 (08/01)
- Phát triển điện mặt trời kết hợp công nghệ lưu trữ năng lượng ở Việt Nam (07/01)
- Tổng quan, hiện trạng Dầu khí Việt Nam [Kỳ 1]: Thách thức khâu thượng nguồn (31/12)
Các bài đã đăng:
- Sắc xuân mới của ngành Năng lượng Việt Nam (04/02)
- Chúc Năng lượng Việt Nam năm Bính Thân nhiều hoa thơm, trái ngọt (04/02)
- Kiến nghị lựa chọn nhà thầu EPC Dự án nhiệt điện Na Dương 2 (04/01)
- Thêm ý kiến phản biện chuyên gia trong Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) (04/12)
- Việt Nam - Thái Lan thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng (23/11)
- Kiến nghị điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng dầu Dung Quất (21/11)
- Nghị quyết Quốc hội: Một số vấn đề liên quan đến năng lượng (18/11)
- Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trước nguy cơ "an toàn tồn kho" (06/11)
- Dầu khí thế giới qua phân tích của chuyên gia Việt Nam (Kỳ 3) (02/11)
- Dầu khí thế giới qua phân tích của chuyên gia Việt Nam (Kỳ 2) (28/10)