Năng lượng mới - Tái tạo
WB đề nghị Việt Nam sửa đổi hợp đồng mua bán điện tái tạo
14:04 |12/12/2017
-
Ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về phát triển năng lượng tái tạo. Tại buổi làm việc, ông Dione đã đề nghị Việt Nam sửa đổi hợp đồng mua bán điện (cho lĩnh vực năng lượng tái tạo) phù hợp với thông lệ quốc tế phổ biến nhất theo tài phán trung lập.
Cơ chế nào cho năng lượng tái tạo Việt Nam?
Hiện trạng và xu hướng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam
Hiểu người Đức "được trả tiền" khi điện tái tạo dư thừa là sai lầm
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, như ban hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, đặt ra mục tiêu cụ thể đối với từng loại hình năng lượng tái tạo trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh). Đặc biệt là ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển từng loại hình năng lượng tái tạo như: điện gió (năm 2011), điện sinh khối, điện từ rác thải (năm 2014) và mặt trời (năm 2017).
Ông Ousmane Dione cho rằng, hiện tổ chức này đang nỗ lực nghiên cứu tìm cách thu hút chuyên gia quốc tế và vốn tư nhân vào thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Do đó, đề nghị Việt Nam cần sớm tạo các khuôn khổ pháp lý, cải thiện các cơ chế, chính sách, trước hết là các quy định hiện hành về giá năng lượng tái tạo.
Theo ông Dione, hợp đồng mua bán điện cần phải được điều chỉnh để phù hợp với thông lệ quốc tế phổ biến nhất theo tài phán trung lập. Bên cạnh cơ chế giá (FiT) hiện tại, chủ yếu nhằm vào các nhà đầu tư trong nước, việc đầu tư mua sắm trong dự án năng lượng tái tạo thông qua hệ thống đấu giá với mẫu tài liệu ngân hàng quốc tế sẽ cho phép Việt Nam thực hiện cắt giảm chi phí.
Đối với đề nghị này của WB, Bộ trưởng Công Thương cho biết, sẽ xem xét, cân nhắc thận trọng đối với từng loại hình năng lượng tái tạo, trong từng bối cảnh cụ thể.
Về dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đánh giá cao sự hỗ trợ của WB trong giai đoạn I (áp dụng cho các dự án thủy điện nhỏ). Theo Bộ trưởng, sự tham gia của REDP giai đoạn II là rất cần thiết, là chất xúc tác giúp các ngân hàng thương mại trong nước, các chủ đầu tư điện gió, mặt trời, sinh khối phát triển dự án, đáp ứng các điều kiện môi trường. Đồng thời đề nghị phía WB tích cực phối hợp với các biên liên quan, xây dựng dự án REDP giai đoạn II trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để sớm triển khai.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Nhà máy PV bãi triều ven biển lớn nhất Trung Quốc đấu nối vào lưới điện (25/01)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (23/01)
- Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện gió Kosy Bạc Liêu (giai đoạn 1) (20/01)
- Trao quyết định đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 và 2 (19/01)
- Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà Highland Coffee sử dụng biến tần Solis (19/01)
- JinkoSolar thiết lập kỷ lục thế giới mới (18/01)
- Công bố hoàn thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang (13/01)
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Giá mua điện mặt trời trên mái nhà năm 2021 (10/01)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Thác Mơ (09/01)
Các bài đã đăng:
- Cơ chế nào cho năng lượng tái tạo Việt Nam? (12/12)
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Cát Hiệp (11/12)
- Năng lượng gió Việt Nam: Đầu tư và lợi nhuận (07/12)
- Sẽ có các trang trại điện gió tại Quảng Trị (07/12)
- EU hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo (03/12)
- Chuẩn bị khởi công dự án điện mặt trời Trúc Sơn (30/11)
- Động thổ dự án điện gió Bình Đại (29/11)
- Đấu thầu các dự án điện mặt trời: Kinh nghiệm của Nam Phi (28/11)
- Bổ sung dự án điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy vào quy hoạch (20/11)
- Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về quang điện Việt Nam (20/11)