» Năng lượng tái tạo
Suất đầu tư năng lượng sạch đang giảm nhanh hơn dự báo
10:14 |15/08/2017
-
Theo báo một cáo mới đây của Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia Bristish Petroleum - BP (Vương quốc Anh) cho thấy: Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo đang tăng mạnh trên toàn cầu, với mức tăng trưởng kỷ lục 14,1% trong năm 2016. Cạnh đó, BP cũng cho biết, một tín hiệu vui về suất đầu tư dự án và giá năng lượng sạch đang giảm nhanh hơn dự báo, mở ra triển vọng giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
Phát triển điện điện mặt trời ở Morocco, kinh nghiệm cho Việt Nam
Báo cáo cho rằng, việc phát triển năng lượng tái tạo từ nước, nắng, gió, sinh khối, địa nhiệt... đang trở thành xu thế toàn cầu - vì đây là nguồn năng lượng sạch, giảm khí thải nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu, cũng như giúp các nước trên thế giới giảm khai thác và phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Theo BP, sản lượng năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện), trên toàn cầu đã tăng kỷ lục trong năm 2016. Trong đó, Trung Quốc đã vượt Mỹ về sản lượng năng lượng tái tạo. Trong năm 2016, sản lượng thủy điện toàn cầu đã tăng trưởng 2,8% và Trung Quốc đóng góp 40% vào tổng mức tăng trưởng này.
Theo báo cáo về năng lượng xanh mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết: Năng lượng tái tạo sẽ phát triển nhanh trong 5 năm tới, bởi chi phí thấp và các chính sách tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng này. Dự báo đến năm 2021, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo sẽ đạt khoảng 825 GW, chiếm 28% sản lượng điện toàn cầu.
Thống kê của BP cũng cho biết, tại Mỹ, điện năng do các nhà máy điện sản xuất ra từ năng lượng tái tạo tăng 9% trong năm 2016 và đặt mục tiêu điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỷ lệ 14% tổng sản lượng điện năng của nước này, trong đó lượng điện năng được tạo ra từ năng lượng gió và mặt trời sẽ lần lượt chiếm tỷ lệ 5.2% và 0.8%. Mỹ có thể cắt giảm 78% lượng khí các bon mà ngành công nghiệp sản xuất điện thải ra vào năm 2030 bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng để bắt kịp sự phát triển của hai lĩnh vực năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Còn tại Đông - Nam Á, theo BP, kể từ khi Thỏa thuận Pa-ri về chống biến đổi khí hậu được phê chuẩn vào tháng 12-2015, cũng như Cam kết của các quốc gia về môi trường (INDC) được ký kết vào tháng 11-2016, các nước trong khu vực đã tập trung áp dụng các giải pháp chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng thải ra ít các bon hơn. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu của INDC được dự báo sẽ tăng và đến năm 2030 các nước ASEAN sẽ cần đến 2.100 tỷ USD cho lĩnh vực này.
Để đẩy nhanh kế hoạch "Năng lượng sạch cho toàn châu Âu", các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) vừa thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về gói đầu tư trị giá 444 triệu Euro cho 18 dự án lớn của EU về cơ sở hạ tầng năng lượng. Các dự án liên quan lĩnh vực năng lượng thông minh sẽ giúp liên kết và tăng cường an ninh cho mạng lưới năng lượng trên toàn châu Âu.
Theo đó, các thành viên EU sẽ đẩy nhanh việc chuyển đổi sang nền kinh tế có mức độ thải khí các bon thấp, an toàn và cạnh tranh.
Theo thống kê, đầu tư vào năng lượng gió ngoài khơi ở châu Âu đã tăng gấp hai lần vào năm 2016, đạt kỷ lục 13,3 tỷ Euro.
Năm 2016 tổng mức đầu tư toàn cầu dành cho năng lượng tái tạo cao hơn hai lần mức đầu tư dành cho phát triển năng lượng từ than đá và khai thác khí đốt tự nhiên (đạt mức 286 tỷ USD). Trong đó, Trung Quốc là quốc gia chi nhiều nhất cho các dự án năng lượng tái tạo (chiếm hơn 30% mức đầu tư toàn cầu).
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc các quốc gia đầu tư hạ tầng, công nghệ để phát triển năng lượng tái tạo đang giúp giảm nhanh giá thành loại năng lượng mới này. Hiện giá điện mặt trời đã cạnh tranh với giá điện sản xuất từ than ở Đức và Mỹ và tình hình sẽ diễn ra tương tự ở những thị trường tăng trưởng nhanh như: Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2021. Cụ thể, giá điện sản xuất từ các tấm pin năng lượng mặt trời chỉ còn bằng 25% so mức giá vào năm 2009.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- LONGi đảm bảo tiến độ cấp mô-đun cho cụm dự án điện mặt trời nổi của Việt Nam (26/01)
- JinkoSolar khẳng định thương hiệu số 1 tại thị trường Việt Nam (26/01)
- Nhà máy PV bãi triều ven biển lớn nhất Trung Quốc đấu nối vào lưới điện (25/01)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (23/01)
- Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện gió Kosy Bạc Liêu (giai đoạn 1) (20/01)
- Trao quyết định đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1 và 2 (19/01)
- Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà Highland Coffee sử dụng biến tần Solis (19/01)
- JinkoSolar thiết lập kỷ lục thế giới mới (18/01)
- Công bố hoàn thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang (13/01)
- Giá mua điện mặt trời trên mái nhà năm 2021 (10/01)
Các bài đã đăng:
- Thông tin mới nhất về tiềm năng điện tái tạo Việt Nam (14/08)
- Trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án điện gió Duyên Hải (10/08)
- Bổ sung 2 dự án năng lượng sạch tại Bình Thuận vào Quy hoạch (09/08)
- Chỉ số tiềm năng điện mặt trời tỉnh Đồng Nai (08/08)
- Rào cản nào đang kìm hãm phát triển NLTT Việt Nam? (08/08)
- Ký hợp đồng tư vấn Dự án điện mặt trời Điện lực miền Trung (07/08)
- Đồng Tháp có lợi thế phát triển năng lượng mặt trời (03/08)
- Hà Tĩnh cho phép HBRE khảo sát đo gió tại Kỳ Anh (02/08)
- Có thể phát triển điện mặt trời quy mô lớn ở Tây Ninh (01/08)
- Phát triển thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng tái tạo (29/07)
Các bài đã đăng:
- LONGi cán mốc 20 GW mô-đun trong năm 2020 (04/01)
- Growatt ra mắt sản phẩm biến tần mới cho dự án điện mặt trời quy mô lớn (04/01)
- Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ vận hành thương mại (04/01)
- Điện mặt trời Sao Mai, can trường vượt dịch Covid-19 (31/12)
- Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang vận hành thương mại (31/12)
- Bình Định kiến nghị bổ sung dự án điện gió ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII (31/12)
- Dừng tiếp nhận đấu nối và mua bán điện mặt trời mái nhà (28/12)
- KTG Energy chính thức là nhà phân phối sản phẩm của Longi (26/12)
- Diễn đàn Năng lượng Sạch Việt Nam và bình chọn DN dẫn đầu năng lượng sạch 2020 (24/12)
- Solis đạt 'Chứng nhận 7 sao về chỉ số hài lòng của khách hàng' (18/12)