» Năng lượng nguyên tử
UNSCEAR công bố 6 công nhân Fukushima tử vong không phải vì phóng xạ
10:25 |27/05/2012
- Ủy ban Khoa học Liên hợp quốc về Bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) vừa cho biết, nguyên nhân tử vong của 6 công nhân từng làm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đã chết sau khi thảm họa động đất, sóng thần gây sự cố rò rỉ hạt nhân không liên quan tới phóng xạ.
Theo hãng thông tấn AP, UNSCEAR khẳng định, mặc dù nhiều công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã bị xạ chiếu qua da sau sự cố xảy ra cách đây 1 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo về bất kỳ “ảnh hưởng đáng kể nào xét trên phương diện lâm sàng”.
Chủ tịch UNSCEAR Wolfgang Weiss tuyên bố, mục tiêu hiện tại của cơ quan này là đánh giá các mức độ xạ chiếu đối với khoảng 2 triệu người sống trong khu vực Fukushima vào thời điểm xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân ngày 11/3/2011.
Ông Weiss tiết lộ thêm rằng, UNSCEAR cũng đã thu thập thông tin về các kết quả đo tuyến giáp của hơn 1.000 trẻ em tại khu vực ảnh hưởng và dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo gửi Đại hội đồng Liên hợp quốc về sự việc vào năm sau.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho hay, nhiều vùng quanh nhà máy Fukushima Daiichi có độ phóng xạ vượt mức gây ung thư.
Tuy nhiên, hầu hết nước Nhật không bị mức phóng xạ nguy hiểm này.
Trong báo cáo dày 124 trang, WHO nói thêm rằng, mức phóng xạ tại các nước láng giềng của Nhật đã trở về mức bình thường và phần còn lại của thế giới chỉ chịu tác động rất nhỏ qua thức ăn.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) từng xác nhận, mức nhiễm xạ trong một loại sữa và rau của Nhật đã cao hơn ngưỡng cho phép tiêu dùng theo quy định của nhà chức trách nước này.
Tuấn Anh (nguồn: tinmoi)
Các bài mới đăng
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
- Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân (19/05)
Các bài đã đăng:
- Iran và Đức thảo luận về các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới (20/05)
- IAEA kêu gọi các nước cần thận trọng trong phát triển điện hạt nhân (19/05)
- Chính quyền địa phương Nhật ủng hộ tái khởi động điện hạt nhân (15/05)
- Latvia duyệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới (14/05)
- Hàn Quốc khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân tự thiết kế (12/05)
- Chỉ có điện hạt nhân chống được biến đổi khí hậu (10/05)
- IAEA nâng cao khả năng phân tích vật liệu hạt nhân (09/05)
- Nga chia sẻ kinh nghiệm với Nhật Bản để phát triển điện hạt nhân Việt Nam (07/05)
- Tuyên truyền về điện hạt nhân là việc làm cấp thiết hiện nay (04/05)
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là điều kiện cần thiết để phát triển điện hạt nhân (27/04)
Các bài đã đăng:
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
- VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA (01/12)