» Năng lượng nguyên tử
Tăng cường minh bạch và hiệu quả truyền thông cho sự cố điện hạt nhân
02:00 |30/06/2012
-
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa tổ chức Hội nghị quốc tế về Tăng cường sự minh bạch và Hiệu quả truyền thông trong trường hợp sự cố hạt nhân hay phóng xạ.
Các chuyên gia đã chia sẻ những quan điểm và kinh nghiệm về thông tin đại chúng trong thời gian xảy ra những tai nạn nghiêm trọng như: Fukushima Daiichi, Chernobyl và Three Mile Island, cũng như các sự cố phóng xạ hay thảm họa thiên nhiên.
Hội nghị do ông Claude Birraux, Phó chủ tịch thứ nhất Văn phòng Nghị viện Pháp phụ trách vấn đề Đánh giá đối với các lựa chọn khoa học và công nghệ làm Chủ tịch.
Đồng Chủ tịch là bà Alumanda M. Dela Rosa, Giám đốc của Viện Nghiên cứu hạt nhân Philippines và ông Gordon White của Ủy ban An toàn hạt nhân Canada.
Hơn 180 chuyên gia truyền thông và quan chức chính phủ từ 63 quốc gia và 13 tổ chức quốc tế đã tham gia hội nghị.
Các thành viên tham gia hội nghị đến từ các nghị viện; các cơ quan ứng phó khẩn cấp; các tổ chức hỗ trợ pháp quy, an toàn và kỹ thuật hạt nhân; cũng như các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông.
Hội nghị lần này là một trong số những hoạt động đã được thống nhất theo Kế hoạch hành động về An toàn hạt nhân của IAEA, được các quốc gia thành viên phê duyệt tháng 9 năm 2011, trong bối cảnh của vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Mục tiêu của hội nghị là xác định và phân tích những bài học được rút ra từ các vụ tai nạn và thảo luận những biện pháp tốt nhất để nâng cao việc truyền bá thông tin. Các thành viên tham gia đã xem xét về cách thức các nhà khai thác, các chính phủ, các nhà quản lý và các tổ chức quốc tế như IAEA - đối phó với những thách thức của việc công bố thông tin ra công chúng trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân hay phóng xạ.
Hội nghị này là một phần của Kế hoạch hành động về An toàn hạt nhân của IAEA, đã được các quốc gia thành viên phê duyệt tại Hội nghị tháng 9 năm 2011.
Kế hoạch hành động bao gồm 12 hoạt động và 39 hoạt động phụ, phác thảo một chương trình hành động nhằm tăng cường an toàn hạt nhân toàn cầu.
Các hoạt động bao gồm việc tăng cường và nâng cao những đánh giá ngang với đánh giá của các chuyên gia IAEA, phát triển các cơ quan pháp quy quốc gia mạnh và hiệu quả hơn, cùng với việc tăng cường sự sẵn sàng và khả năng ứng phó sự cố. Phổ biến thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là điều cần thiết trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân.
(Nguồn: IRV)
Các bài mới đăng
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
- Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân (19/05)
Các bài đã đăng:
- Nhật Bản sẽ tái khởi động điện hạt nhân vào ngày 1/7 (29/06)
- Tăng cường năng lực và thẩm quyền của cơ quan pháp quy hạt nhân (28/06)
- Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực và lựa chọn công nghệ điện hạt nhân (27/06)
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp lãnh đạo IAEA (26/06)
- Triển vọng điện hạt nhân của các quốc gia trên thế giới (25/06)
- Công bố kết quả điều tra thảm hoạ hạt nhân Fukushima (22/06)
- Triển lãm công nghệ hạt nhân ở Hà Nội (21/06)
- Sáu lợi ích của công nghệ hạt nhân (19/06)
- Thủ tướng Nhật Bản đồng ý tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân (17/06)
- IAEA tăng khả năng xử lý nhanh trước thảm họa hạt nhân (16/06)
Các bài đã đăng:
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
- VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA (01/12)