» Năng lượng nguyên tử
Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển điện hạt nhân
13:18 |12/02/2020
-
Đề xuất ngân sách cho năm 2021 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là 1,2 tỉ USD cho nghiên cứu - phát triển (R-D) về năng lượng hạt nhân và những chương trình liên quan. Con số này cao hơn một cách đáng kể đề xuất 824 triệu USD mà ông Trump từng đề xuất trong ngân sách năm trước. Ngay cả sự gia tăng đáng kể của ngân sách đã đề nghị, nhưng con số này vẫn còn thấp hơn so với con số1,5 tỉ USD mà Quốc hội phân bổ cho năng lượng hạt nhân năm trước.
Điện tái tạo và điện hạt nhân: Hai nguồn chiến lược của Việt Nam
Lò phản ứng thử nghiệm tiên tiến tại Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Idaho. Nguồn: Idaho labs.
Tổng thống Hoa Kỳ đã gia tăng lượng đầu tư cho hạt nhân như một cách để thúc đẩy “sự hồi sinh của ngành công nghiệp nội địa và năng lực của các công nghệ trong nước để cạnh tranh với nước ngoài”. Bộ máy hành chính của quốc gia này cũng muốn tăng cường sản xuất uranium trong nước như “một vấn đề an ninh quốc gia”.
Giữ cho những lò phản ứng năng lượng trong nước hoạt động là một ưu tiên của Trump kể từ khi nắm quyền. Hai dự luật ông ký thông qua thành luật đã tăng tốc sự phát triển của các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến và tái sắp xếp các tiến trình cấp phép. Ông cũng phân bổ các khoản kinh phí, bao gồm 300 triệu USD cho đề xuất năm 2020 cho một lò phản ứng thử nghiệm Versatile Test Reactor (VTR) - một dạng lò phản ứng neutron nhanh do bốn phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ là Idaho, Argonne, Los Alamos, Oak Ridge cùng nhiều trường đại học và ngành công nghiệp hạt nhân thiết kế, nhằm kiểm tra, phát triển các nhiên liệu, vật liệu tiên tiến.
Điện hạt nhân hiện nay đang chiếm 20% nguồn năng lượng hỗn hợp của Hoa Kỳ và một nửa điện không phát thải carbon của quốc gia này. Tuy vậy, năng lượng hạt nhân đang phải vật lộn để gia tăng vị thế của Hoa Kỳ.
“Dưới góc độ cá nhân, tôi thấy điện hạt nhân như một giải pháp không phát thải khí nhà kính” - cựu giám đốc điều hành Viện nghiên cứu trái đất thuộc Đại học Columbia Steven Cohen nói với The Verge qua email. “Mặt khác, nghiên cứu khoa học về năng lượng hạt nhân như một hình thức năng lượng, cũng như lưu trữ năng lượng cần được ưu tiên cao với các phòng thí nghiệm quốc gia và các trường đại học nghiên cứu”.
Với các đảng viên Đảng Dân chủ và các nhà hoạt động môi trường, việc gia tăng quy mô điện hạt nhân như một giải pháp tiềm năng cho kiểm soát biến đổi khí hậu vẫn là một vấn đề nóng bỏng và gây chia rẽ. Những người ủng hộ nói công nghệ này hiện nay an toàn hơn trước đây và đây là công cụ cần thiết bên cạnh năng lượng gió, mặt trời trong cuộc chiến dừng biến đổi khí hậu. Những người phản đối tập trung vào mức đầu tư cao của năng lượng hạt nhân và chỉ ra Mỹ không thể biết đích xác cần làm những gì đối với chất thải hạt nhân của mình.
Tuần trước, ông Trump đã dường như xem xét trở lại một địa điểm chôn cất chất thải được đề xuất tại núi Yucca ở Nevada, vốn từng gây tranh cãi kể từ khi được đề xuất vào năm 1987. Ông Trump đã viết trên tài khoản cá nhân Twitter vào ngày 6/2/2020: “Chính quyền của tôi cam kết cho khám phá những cách tiếp cận đổi mới sáng tạo - tôi tự tin là chúng tôi có thể làm điều đó!”.
Ông Trump từng đề nghị đầu tư để hoàn tất nơi cất giữ chất thải hạt nhân trong những đề xuất ngân sách trước.
Trong khi các nhà bảo vệ môi trường tiếp tục tranh cãi về “điều hơn lẽ thiệt” của điện hạt nhân thì ông Trump dường như không coi việc thúc đẩy hạt nhân như một chính sách ưu tiên về môi trường. Đề xuất ngân sách của ông còn cắt giảm khoản đầu tư cho Cơ quan bảo vệ môi trường 26%.
Đề xuất ngân sách 4,8 nghìn tỉ USD của ông Trump vẫn cần chờ sự chấp thuận của Quốc hội. Năm ngoái, Quốc hội đã tăng ngân sách 2020 cho năng lượng hạt nhân thêm gần 700 triệu USD.
“Điều này gửi đi một thông điệp rõ ràng là Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang trên đường đầu tư khoa học hạt nhân mới” - Rita Baranwal, người phụ trách Văn phòng năng lượng hạt nhân nói trong một thông báo sau khi ông Trump ký đề xuất ngân sách 2020 vào tháng 12/2019./.
NGUỒN: TIASANG/THEVERGE
https://www.theverge.com/2020/2/10/21131701/trump-budget-proposal-nuclear-energy-programs-spending
Các bài mới đăng
- Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (26/01)
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
Các bài đã đăng:
- Đối thoại về khí hậu: ‘Điện hạt nhân phải là một phần quan trọng’ (06/02)
- Vì sao người Thụy Điển ủng hộ phát triển điện hạt nhân? (17/12)
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
Các bài đã đăng:
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
- VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA (01/12)