Năng lượng mới - Tái tạo
Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Thuận Minh 2
13:37 |16/07/2018
-
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có quyết định chấp thuận đầu tư cho Công ty Cổ phần SD Trường Thành đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2, với quy mô công suất 50 MWp.
Triển vọng phát triển năng lượng gió, mặt trời tại Việt Nam
Quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2 được xây dựng tại xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Với diện tích đất sử dụng 60 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án 1.099,63 tỷ đồng.
Theo đó, tiến độ thực hiện dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1, hoàn tất thiết kế cơ sở, giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai, môi trường, cấp phép xây dựng trong quý IV/2018; giai đoạn 2, khởi công xây dựng vào quý I/2019; và giai đoạn 3, hoàn thành đi vào hoạt động quý III/2019.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2 tại huyện Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư, vì vậy, Công ty Cổ phần SD Trường Thành được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật hiện hành.
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu, trong thời gian 12 tháng kể từ ngày UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, Nhà đầu tư phải tiến hành các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng theo quy định để triển khai dự án.
Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư mà Nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đã đăng ký tại quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư năm 2014 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động dự án.
Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Bình Thuận là địa phương có tiềm năng năng lượng mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước, số giờ nắng trung bình cao hơn so với số giờ trung bình ở phía Nam, bức xạ nhiệt ổn định, rất phù hợp và thuận lợi để phát triển điện mặt trời.
Theo tính toán, Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Thuận, tổng công suất tiềm năng quy hoạch là 5.321,5MWp.
Dự kiến đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 828 MW, với sản lượng điện tương ứng khoảng 1.270 triệu kWh. Đến năm 2025, tổng công suất lắp đặt tích lũy đạt xấp xỉ 2.642 MW, với sản lượng điện tương ứng xấp xỉ 4.055 triệu kWh. Đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt tích lũy đạt xấp xỉ 4.520 MW, với sản lượng điện tương ứng khoảng 6.936 triệu kWh.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Thông tin mới nhất về dự án ThangLong Wind (06/12)
- Giải quyết vấn đề chồng lấn quy hoạch điện tái tạo và titan ở Bình Thuận (06/12)
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Quảng Bình đồng ý chủ trương khảo sát dự án điện gió Kim Ngân (02/12)
- Chuẩn bị đo gió tại huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) (02/12)
- Khởi công xây dựng dự án điện gió đầu tiên ở Gia Lai (30/11)
- Tua bin gió trên đất liền công suất lớn nhất Việt Nam phát điện (29/11)
- PTC3 tiết kiệm chi phí từ dùng điện mặt trời trên mái nhà (27/11)
- Động thổ dự án điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 và Tầm Bó (24/11)
- Kết luận của Thủ tướng về dự thảo cơ chế phát triển điện mặt trời (22/11)
Các bài đã đăng:
- Siemens cấp thiết bị cho dự án điện mặt trời Trung Nam (13/07)
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Bình An (13/07)
- PC Bình Phước đưa vào sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái (12/07)
- Xu hướng phát triển mới của điện hạt nhân trên thế giới (11/07)
- Tua bin GE đã sẵn sàng cho dự án Phong điện Tây Nguyên (09/07)
- Khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam (08/07)
- Envision Energy khai trương Văn phòng đại diện tại Việt Nam (06/07)
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Xuân Thọ 1 và 2 (05/07)
- Khởi động gói thầu EPC dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2 (04/07)
- Ký hợp đồng mua bán điện dự án điện mặt trời Trung Nam (04/07)