Thống nhất đưa 4 dự án thủy điện ở Nam Trà My vào quy hoạch
07:02 | 20/07/2017
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 1)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 2)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 3)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 4)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 5)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 6)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 7)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 8)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 9)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 10)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 11)
Đã đến lúc chúng ta phải công bằng với thủy điện (Bài 12)
Theo TTXVN, trong thời gian vừa qua, trước thông tin Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có tờ trình đề nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh bổ sung vào quy hoạch 4 dự án thủy điện trên địa bàn huyện Nam Trà My đã làm dấy lên các luồng dư luận trái chiều qua một số kênh thông tin từ các cơ quan báo chí.
Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam cùng các ban ngành chức năng và chính quyền địa phương các xã trong vùng dự án thuộc huyện Nam Trà My đã đi kiểm tra thị sát thực tế tại bốn thủy điện vừa được đề xuất bổ sung quy hoạch.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, tổng diện tích chiếm đất của bốn dự án là hơn 144ha, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến đất rừng phòng hộ, chủ yếu là đất rừng sản xuất, chứ không phải là rừng nguyên sinh; không ảnh hưởng đến đất ở, đất lúa, đất sản xuất của người dân; không có bất kỳ hộ dân nào phải di dời là điều kiện vô cùng thuận lợi đáp ứng ưu tiên hàng đầu của địa phương là phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc giữ rừng, đảm bảo an sinh cho nhân dân.
Các thủy điện này có công suất nhỏ, theo thiết kế, toàn bộ nguồn nước từ các thủy điện này sẽ không xả nước trực tiếp về vùng hạ du mà sẽ đổ về hồ thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My) nên sẽ là một kênh điều tiết lũ cho hồ thủy điện Sông Tranh, không gây ngập úng cho hạ du.
Qua tham vấn từ các chuyên gia, những thủy điện vừa và nhỏ này sẽ được xây dựng theo công nghệ mới, không tích nước theo dạng hồ đập mà chủ yếu lợi dụng thế năng với độ dốc của núi để điều tiết nước theo ngày và theo tuần. Dùng phương pháp cho nước tràn qua và dùng áp suất chênh lệch để phát điện, nên sẽ có ít hồ chứa hơn, giảm tác động tới môi trường. Loại thủy điện quy mô nhỏ này hầu như không ảnh hưởng đến việc động đất, bởi hình thức tích nước của loại này không phải là hồ chứa như các loại thủy điện lớn…
Qua đó, đề xuất bổ sung vào quy hoạch bốn dự án thủy điện trên địa bàn huyện Nam Trà My với tổng công suất 78,8MW, cụ thể gồm: Thủy điện Trà Linh 1 tại xã Trà Linh và xã Trà Cang, công suất dự kiến hơn 26MW, sản lượng điện dự kiến trên 80 triệu kWh/năm, tổng diện tích chiếm đất hơn 21ha, bình quân 0,82ha/1MW.
Thủy điện Tăk Lê tại xã Trà Nam, công suất dự kiến 11,6MW, điện lượng dự kiến gần 35 triệu kWh/năm, tổng diện tích chiếm đất gần 15ha, bình quân 1,28 ha/1MW.
Thủy điện Nước Lah tại xã Trà Vân và Trà Don, công suất dự kiến 11MW, điện lượng dự kiến gần 39 triệu kWh/năm, tổng diện tích chiếm đất hơn 52ha, bình quân 4,79ha/1MW.
Thủy điện Trà Leng tại xã Trà Dơn, công suất dự kiến 30MW, điện lượng dự kiến hơn 104 triệu kWh/năm, tổng diện tích chiếm đất trên 55ha, bình quân 1,845 ha/1MW (định mức chiếm đất bình quân trên 1MW đảm bảo theo quy định).
Tổng vốn bốn thủy điện vừa và nhỏ Trà Linh 1, Tăk Lê, Nước Lah, Trà Leng tại huyện Nam Trà My dự kiến được đầu tư khoảng 2.700 tỷ đồng, suất vốn đầu tư bình quân 1MW khoảng 30 tỷ đồng, sẽ bổ sung đáng kể nguồn thu cho ngân sách (khoảng 0,8 tỷ đồng/1MW/năm), đóng góp không nhỏ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM