Thống nhất hướng tuyến đường dây 500 kV Thạnh Mỹ - rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi
11:12 | 22/09/2024
Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất Theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để góp phần hỗ trợ đảm bảo an ninh cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chúng ta cần khẩn trương thực hiện một số giải pháp/nhóm giải pháp dưới đây. |
Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 3]: Vấn đề nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện Có thể thấy, trong các tháng đầu năm 2024, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện của EVN. Tuy nhiên, với nguồn khí trong nước và LNG nhập khẩu, chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức. Các mỏ khí hiện tại (chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam bộ) đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm, còn với LNG nhập khẩu được dự báo sẽ gặp khó khăn do hạ tầng đang trong giai đoạn phát triển và thường có biến động giá khó lường. |
Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 2]: Thách thức trong đầu tư các dự án trọng điểm Tiếp theo tổng quan hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam, trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp thông tin về tình hình đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, nêu một số thách thức, vướng mắc chính trong đầu tư xây dựng hiện nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). |
Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 1]: Hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam Qua đánh giá bối cảnh phát triển dự án theo Quy hoạch điện VIII của EVN được chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật trong chuyên đề này cho thấy những thách thức trong đầu tư các dự án nguồn, lưới điện, vấn đề nhiên liệu, cung ứng điện trong bối cảnh tích hợp điện gió, mặt trời vào hệ thống với tỷ lệ cao. Do đó, EVN mong muốn cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét, triển khai các nhóm giải pháp chính sách, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hiện tại, cũng như tương lai tới. |
Cụ thể, theo đề nghị của Ban Quản lý dự án truyền tải điện (thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia), UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất thỏa thuận hướng tuyến đường dây 500 kV Thạnh Mỹ - rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi.
Một góc mặt cắt hướng tuyến đường dây 500 kV Thạnh Mỹ - rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi. |
Về hướng tuyến: Tuyến đường dây 500 kV Thạnh Mỹ - rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi xây dựng mới gồm 2 tuyến đường dây 500 kV mạch kép (38,6 km và 38,7 km) đi song song, từ Trạm biến áp 500 kV Thạnh Mỹ đấu nối chuyển tiếp vào đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi hiện hữu. Tổng chiều dài của 2 tuyến khoảng 77,3 km đi qua địa bàn các huyện Đại Lộc và Nam Giang.
Điểm đầu của tuyến tại khoảng cột 847 - 848 của đường dây 500 kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi hiện có thuộc xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc; điểm cuối của tuyến là cột cổng 500 kV tại Trạm biến áp 500 kV Thạnh Mỹ hiện có. Hành lang tuyến tổng cộng là 32 m.
Dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2027 - 2028.
Địa phận tuyến đường dây đi qua thuộc các xã: Đại Chánh, Đại Hồng, Đại Sơn của huyện Đại Lộc, với chiều dài khoảng 17,5 km và các xã: Tà Bhinh, Cà Dy, thị trấn Thạnh Mỹ của huyện Nam Giang, với chiều dài khoảng 21,1 km. Địa hình tuyến đường dây đi qua chủ yếu là đồi núi, hiện trạng có rừng tự nhiên và rừng trồng.
Về diện tích chiếm đất của dự án: Diện tích chiếm đất vĩnh viễn mỗi tuyến dự kiến khoảng 22,54 ha (tổng cộng của 2 tuyến đường dây mạch kép dự kiến khoảng 45,08 ha). Diện tích hành lang tuyến (bao gồm cả diện tích chiếm đất vĩnh viễn) tổng cộng của 2 tuyến đường dây mạch kép dự kiến khoảng 247,4 ha.
Tuyến đường dây không ảnh hưởng đến đất quốc phòng và quy hoạch bố trí quốc phòng. Tuyến đường dây đi qua địa bàn các huyện Đại Lộc và Nam Giang có diện tích đất lâm nghiệp bị ảnh hưởng được quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và hiện trạng có rừng tự nhiên, rừng trồng bị ảnh hưởng.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư dự án phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong xác định nhu cầu sử dụng đất để làm đăng ký kế hoạch sử dụng đất, cập nhật điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; xác định, chọn các giải pháp thiết kế vượt rừng đảm bảo không tác động đến rừng dưới đường dây; lựa chọn vị trí cột phù hợp giảm thiểu tối đa diện tích chiếm đất và ảnh hưởng của hành lang tuyến đường dây đến cây rừng, nương rẫy của người dân.
Bên cạnh đó, tuân thủ, chấp hành đúng các quy định, trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường, rà phá bom mình, hành lang an toàn lưới điện và các thủ tục liên quan theo đúng quy định hiện hành. Mọi sự thay đổi về hướng tuyến đường dây phải trình các cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét, chấp thuận.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM