RSS Feed for Ý kiến của EVN về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/11/2024 23:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ý kiến của EVN về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời

 - Liên quan tới Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời do Bộ Công Thương xây dựng (đang hoàn thiện), mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản gửi Bộ Công Thương và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về góp ý giá FIT sau ngày 30/6/2019.

Vì sao gió, mặt trời chưa thể cung cấp năng lượng cho nền văn minh hiện đại?

Cụ thể, EVN có ý kiến như sau:

1/ Đối với giá điện các dự án trên mái nhà, EVN nhất trí tiếp tục áp dụng một mức giá điện 9,35 Uscent/kWh trong phạm vi cả nước như dự thảo của Bộ Công Thương.

2/ Đối với việc phân vùng phát triển điện mặt trời nối lưới (trừ điện mặt trời trên mái nhà). EVN đề nghị không khuyến khích đầu tư phát triển điện mặt trời tại các vùng có bức xạ thấp, mà ưu tiên phát triển các dự án có độ bức xạ tốt để giảm áp lực tăng giá bán lẻ. Việc khuyến khích đầu tư điện mặt trời tại các vùng có độ bức xạ thấp sẽ xem xét, phát triển ở giai đoạn sau để phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu thụ cuối cùng. Do vậy, EVN thống nhất với phương án phân chia thành 2 vùng như dự thảo của Bộ Công Thương.

Theo Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, Bộ Công Thương bổ sung phương án chia 2 vùng giá, bên cạnh phương án chia 4 vùng như dự thảo ban đầu. Cách chia 2 vùng, giá điện mặt trời mái nhà cao nhất tại vùng 1 là 8,38 Uscent một kWh (khoảng 1.916 đồng); thấp nhất 7,09 UScent (tương đương 1.758 đồng) mỗi kWh với dự án điện mặt trời mặt đất. Tương tự, các mức giá tại vùng 2 (6 tỉnh có bức xạ tốt như Bình Thuận, Ninh Thuận...) lần lượt là 7,89 Uscent, khoảng 1.803 đồng và 6,67 Uscent (1.525 đồng) một kWh.

Dù bổ sung thêm phương án chia giá mua điện mặt trời thành 2 vùng như nói ở trên, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiến nghị Chính phủ giữ nguyên phương án chia 4 vùng phát triển điện mặt trời với các mức giá tương ứng loại hình đầu tư (điện mặt trời mặt đất, áp mái, nổi...) như đã trình cấp có thẩm quyền vào tháng 5. Lý do được Bộ Công Thương đưa ra là: Việc phân thành 2 vùng sẽ không đủ khuyến khích trong thu hút đầu tư phát triển điện mặt trời tại các tỉnh miền Bắc và Trung.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kiến nghị để một giá 9,35 Uscent (tương đương 2.156 đồng) một kWh cho các dự án điện mặt trời áp mái đến hết năm 2021. Lý do đề xuất áp dụng một giá 9,35 Uscent cho các dự án điện mặt trời mái nhà trong 3 năm tới, theo Bộ Công Thương, các dự án đầu tư hình thức này mất ít thời gian thi công, không cần phát triển hệ thống truyền tải, tiết kiệm đất.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động