RSS Feed for Chủ tịch Bạc Liêu nói về việc từ chối DA nhiệt điện than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 18/11/2024 22:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chủ tịch Bạc Liêu nói về việc từ chối DA nhiệt điện than

 - Xung quanh câu chuyện tỉnh Bạc Liêu từ chối một dự án nhiệt điện than để kêu gọi đầu tư thực hiện trạm điện gió, trong cuộc trao đổi mới đây với báo chí, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết "xét về các điều kiện của tỉnh đều không phù hợp với nhiệt điện than nên đã từ chối dự án".

Tại sao Việt Nam cần điện hạt nhân?
Khi Bạc Liêu bỏ nhiệt điện than, chọn năng lượng sạch

Trả lời báo Đất Việt, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, thời điểm khi Bạc Liêu được Bộ Công Thương giao đặt một nhà máy nhiệt điện than trên địa bàn, tỉnh đã rất vui mừng bởi nhà máy tạo công ăn việc làm cho bà con và làm tăng nguồn thu cho ngân sách cũng như tháo gỡ khó khăn cho tỉnh. Song, khi đó, Bạc Liêu lại cũng là tỉnh được Bộ Chính trị giao thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất tôm thâm canh lớn nhất quốc gia, bởi tỉnh đã có nhiều nhà đầu tư lớn, thực hiện đầu tư lớn vào tôm thâm canh và có hiệu quả cao.

Để là nơi sản xuất tôm thâm canh lớn mang tầm cỡ quốc gia thì đòi hỏi phải có môi trường đảm bảo sạch. Mà để đảm bảo việc đó trong khi trên địa bàn có một nhà máy nhiệt điện than thì là điều rất khó khả thi.

Xem xét các giải pháp trước mắt cũng như trong lâu dài, Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu khẳng định: Ủy ban Thường vụ tỉnh Bạc Liêu đã thống nhất lựa chọn xin Thủ tướng rút lại dự án nhà máy nhiệt điện than để thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao là trở thành nơi nuôi tôm thâm canh giống lớn nhất Việt Nam.

"Nhà máy nhiệt điện Cái Cùng là một dự án của Trung ương đặt trên địa bàn tỉnh. Thẩm định dự án là Bộ Công Thương có sự tham gia của UBND tỉnh. Chúng tôi nhận định, dù nhà máy nhiệt điện than là của công ty nào đầu tư, hay công nghệ nào được sử dụng thì cũng đều có ảnh hưởng tới môi trường mà chỉ ít hay nhiều mà thôi.

Ví như đốt than thì chắc chắn có xỉ than dù dùng công nghệ hiện đại thế nào đi nữa. Tất cả các nhà máy nhiệt điện đều có một lượng xỉ than rất lớn và cần một diện tích rất lớn để dự trữ xỉ than. Chính lượng xỉ than này sẽ ảnh hưởng tới môi trường  nuôi tôm", Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nói.

Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu cho biết, để bù lại lượng điện theo Quy hoạch điện VII của Trung ương trên địa bàn tỉnh là 720MW, Bạc Liêu quyết định triển khai năng lượng sạch.

Bạc Liêu vốn là một tỉnh có tiềm năng rất lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió... nhằm đảm bảo đúng mục tiêu sản xuất điện của quốc gia. Hai hình thức nhà máy điện này có chi phí đắt hơn rất nhiều so với nhiệt điện than nhưng đổi lại đảm bảo môi trường rất sạch sẽ.

Bạc Liêu cũng nhận thấy năng lượng mặt trời là thế mạnh hơn của tỉnh song chi phí để sản xuất năng lượng mặt trời cao hơn nhiều so với năng lượng gió. Tỉnh đã quyết định đầu tư năng lượng gió và kêu gọi tư nhân đầu tư.

Trạm điện gió tại Bạc Liêu là do Nhà nước quy hoạch, nhưng để thực hiện, tỉnh buộc phải khuyến khích, kêu gọi tư nhân đầu tư.

Khi đó, bài toán kinh tế đặt ra giữa chi phí sản xuất và lượng điện tiêu thụ đã được Nhà nước bù giá nhằm đảm bảo mục tiêu sản xuất điện sạch theo lộ trình hàng năm.

Hiện nay, trạm điện gió tại Bạc Liêu có công suất 99MW đang được vận hành rất tốt. Đây là dự án do một doanh nghiệp tại địa phương làm chủ đầu tư với công nghệ của Mỹ. Tỉnh có tham gia vào khâu quản lý, giám sát lượng điện năng được sản xuất có đúng như báo cáo hay không.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết, khi mới nhận nhiệm vụ của Bộ Chính trị về dự án giồng tôm thâm canh, tỉnh cũng có ý định xin tạm lùi thời gian thực hiện dự án nhiệt điện than với Bộ Công Thương. Sau đó, trong cuộc họp với Thủ tướng, Bạc Liêu đã trình bày vấn đề và xin rút hẳn dự án nhiệt điện than để đảm bảo môi trường nuôi tôm.

Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn đồng ý với đề xuất này.

PHAN DŨNG (tổng hợp)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động