RSS Feed for Thống nhất đề cương nghiên cứu những tác động trên dòng chính Mê kông | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 00:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thống nhất đề cương nghiên cứu những tác động trên dòng chính Mê kông

 - Tại Hội thảo "nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính Mê Kông", Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng như các tổ chức tài trợ, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã thống nhất "Đề cương Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông". Thời gian thực hiện Nghiên cứu là 30 tháng, bằng nguồn kinh phí của Chính phủ Việt Nam và của các tổ chức quốc tế tài trợ.

>> Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn
>> Việt Nam chủ trì nghiên cứu tác động của thủy điện trên sông Mê Kông

Đập nước Tiểu Loan ở Vân Nam, Trung Quốc, cao 292m trên thượng lưu sông Mekong - Ảnh: sinohydro

Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo về nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính Mê Kông, với sự tham dự của các tổ chức tài trợ quốc tế như: Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển quốc tế Úc (AuSAID); các tổ chức phi chính phủ JICA, GIZ và đại diện Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, một số bộ, ngành liên quan.

Báo cáo Tổng quan của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, hiện trên thượng nguồn sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc đã xây dựng 14 đập thủy điện, trong đó 4 đập đã hoàn thành. Có 11 đập thủy điện khác dự kiến xây dựng trên dòng chính ở hạ lưu vực sông này gồm Lào, Thái Lan và Campuchia, dựa trên Quy hoạch chỉ đạo lưu vực năm 1994, Quy hoạch này chưa được Ủy ban Mê Kông phê chuẩn.

Do đó tháng 12/2011, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đã ra Nghị quyết tiến hành một "nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững sông Mê Kông", bao gồm cả tác động của các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho rằng, các kết quả nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông sẽ là cơ sở, căn cứ khoa học để các quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia cân nhắc việc xây dựng các Kông trình thủy lợi trên dòng chính sông Mê Kông.

Cụ thể là, điều chỉnh quy hoạch, quy mô và thiết kế của từng công trình và toàn bộ bậc thang (nếu cần thiết), đảm bảo không gây các tác động bất lợi đáng kể xuống vùng hạ du; làm cơ sở cho các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế hợp tác, phát triển bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mê Kông.

Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng như các tổ chức tài trợ, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã thống nhất "Đề cương Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông".

Mục tiêu cụ thể là xây dựng thông tin, dữ liệu tương đối đầy đủ về khí tượng thủy văn, phù sa, sinh thái, giao thông thủy và điều kiện môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội của lưu vực sông - trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đánh giá định lượng tác động của các công trình thủy điện dòng chính dự kiến xây dựng ở hạ lưu vực sông Mê Kông tới vùng hạ du (bao gồm chế độ dòng chảy, vận chuyển phù sa, dinh dưỡng, đa dạng sinh học, chất lượng nước, khai thác thủy sản, hoạt động giao thông thủy...).

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Nhóm lợi ích' đi ngược lợi ích đất nước
'Cháo hành' làm 'nóng' Nhân Dân nhật báo Trung Quốc

Tương quan lực lượng hải quân thế giới đang thay đổi
Ba kịch bản cho tương lai Biển Đông
Mỹ sẽ cạn ngân sách nếu không nâng trần nợ quốc gia
Trung - Nhật bên bờ vực xung đột vũ trang

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động