RSS Feed for Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân biến đổi khí hậu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 07:39
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân biến đổi khí hậu

 - Ngày 28/5/2013 tại Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo "Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia - NAMA". Tại hội thảo này, các diễn giả đã trình bày các tham luận giới thiệu về NAMA, cơ hội cho phát triển xanh, hoạt động của NAMA trên toàn cầu, phương thức giám sát và các bước xây dựng, thực hiện NAMA tại Việt Nam…

>> Việt Nam trước nguy cơ tác động từ thượng nguồn MeKong
>> Thủy điện Tây Nguyên cuối mùa khô
>> Năng lượng hạt nhân và vấn đề biến đổi khí hậu
>> Thế giới và vấn đề biến đổi khí hậu
>> Sáng kiến năng lượng bền vững, giúp thế giới đạt mục tiêu khí hậu

Theo các chuyên gia tham dự hội thảo, việc thực hiện NAMA là cơ hội chuyển đổi công nghệ, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, đổi mới phương thức sản xuất, hướng tới nền kinh tế các - bon thấp, bảo vệ môi trường thông qua các hỗ trợ quốc tế.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do BĐKH. Chính vì vậy, trong các chính sách và chiến lược về BĐKH, Việt Nam luôn coi trọng và tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ KNK để ứng phó hiệu quả với BĐKH.

Viện trưởng Viện KH KTTVMT, PGS, TS Trần Thục cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất do nước biển dâng. Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Các bộ, ngành, địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với tác động cấp bách trước mắt, cũng như những tác động tiềm ẩn lâu dài của biến đổi khí hậu.

Với mục tiêu của Chính phủ,  đến năm 2020 Việt Nam sẽ chủ động trong việc thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải KNK, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Đến năm 2050 thích ứng với BĐKH, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đạt mức tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực.

PGS, TS Trần Thục khẳng định: Sự phát thải quá mức khí nhà kính (KNK) từ các hoạt động kinh tế - xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.

Chiến lược quốc gia về BĐKH đã khẳng định mục tiêu “Tăng cường thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh, phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Bên cạnh đó, cùng với cộng đồng quốc tế tích cực bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất”.

Theo Bà Trần Thị Minh Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài nguyên Môi trường “Giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính cần được coi là cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường. NAMA là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm nhẹ KNK và phục vụ mục tiêu phát triển của đất nước”.

Để góp phần giảm thiểu KNK gây tổn hại môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người, do vậy nhiều nước trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ năng lượng tái tạo, nhằm thay thế, giảm dần việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng khan hiếm và gây ô nhiễm môi trường. Những tiến bộ khoa học của thế giới chính là cơ hội cho Việt Nam đi tắt đón đầu, ứng dụng và phát triển nhanh nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần phải có các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là chính sách giá năng lượng, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Trên thực tế, Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án NAMA và có thể áp dụng trong xây dựng NAMA trong thời gian tới. Và việc thực hiện NAMA là cơ hội chuyển đổi công nghệ, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, đổi mới phương thức sản xuất, hướng tới nền kinh tế các - bon thấp, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thông qua các hỗ trợ quốc tế.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Biển Đông: Sau 45 phát súng của Philippines!
Tập Cận Bình đang mạo hiểm với “Giấc mơ Trung Hoa”?
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Muốn hiểu Trung Quốc hãy coi lịch sử Việt Nam
Hàn Quốc chọn đối sách nào cho vấn đề Triều Tiên?
Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tamahawk lỗi

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động