Tính toán khung giá cho nguồn điện gió, mặt trời ‘chuyển tiếp’
09:33 | 24/10/2022
Kiến nghị về cơ chế cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời đang được Bộ Công Thương xử lý Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 1954/PC-VPCP gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét các đề xuất, kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “Chính sách cho phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam”. |
Kinh nghiệm quốc tế khi chuyển từ FIT sang đấu thầu năng lượng tái tạo Để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon nhằm giữ nhiệt độ tăng dưới 2 độ C, năng lượng tái tạo trở thành ngành “điểm nhấn”. Nhằm hậu thuẫn cho nguồn năng lượng này phát triển, cơ chế giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ) ra đời. Nhưng khi FIT hết hạn, đấu thầu rộng rãi từng vòng sẽ được thế chân. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật kinh nghiệm đã được một số quốc gia thực hiện thành công sau khi FIT chấm dứt. |
Thông tin tại cuộc họp cho biết: Theo nội dung Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 (Thông tư 15) quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực (từ 25/11/2022), chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/11/2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc thiết kế kỹ thuật cho EVN. Trong thời hạn 45 ngày từ ngày Thông tư 15 có hiệu lực, EVN có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi, điện gió trong đất liền, điện gió trên biển gửi Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) thẩm định.
Một số chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo phát biểu ý kiến tại cuộc họp. |
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, hiện cơ quan này và EVN đang rất nỗ lực đẩy nhanh tiến độ công việc theo Thông tư 15. Nhưng để xây dựng khung giá, EVN cần có đầy đủ thông số của các nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật của nhà máy điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Mặc dù đến ngày 25/11/2022, Thông tư 15 mới có hiệu lực, nhưng với tinh thần tránh lãng phí nguồn lực của các dự án năng lượng tái tạo (NLTT), Cục Điều tiết Điện lực và EVN rất mong sớm có được kết quả tính toán khung giá phát điện cho các dự án NLTT chuyển tiếp.
Vừa qua, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) thừa ủy quyền của EVN đã gửi văn bản khẩn số 7135 ngày 12/10/2022 gửi đến 293 đơn vị/dự án đã ký hợp đồng với EVN, đề nghị cung cấp sớm các số liệu, với mong muốn nhận được thông tin từ các chủ đầu tư chậm nhất ngày vào 21/10/2022. Tuy nhiên, Giám đốc EVNEPTC cho biết: Tới sáng 21/10, EVNEPTC mới nhận được thông tin từ 59 đơn vị/dự án gửi về (chiếm hơn 20%).
Qua đánh giá sơ bộ, một số đơn vị/dự án gửi vẫn thiếu, hoặc chưa đầy đủ thông tin theo đề nghị của EVNEPTC.
Ông Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ mong muốn qua cuộc họp này, các chủ đầu tư sẽ tích cực hợp tác, sớm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho EVN tổng hợp và xây dựng khung giá trình Cục Điều tiết Điện lực thẩm định, để Bộ Công Thương ban hành.
Thảo luận về các nội dung liên quan, Cục Điều tiết Điện lực và EVN đã giải thích cụ thể với các chủ đầu tư về những thông tin, tài liệu cần cung cấp theo quy định tại Thông tư 15. Trao đổi về trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy điện năng lượng tái tạo.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN đề nghị các chủ đầu tư hợp tác cung cấp đầy đủ thông tin trong. EVN sẽ nỗ lực xử lý thông tin nhanh nhất có thể để khẩn trương xây dựng khung giá phát điện, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM