RSS Feed for Tỉnh Cà Mau đề xuất phát triển thêm 41 dự án nguồn điện mới | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 09:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tỉnh Cà Mau đề xuất phát triển thêm 41 dự án nguồn điện mới

 - Sở Công Thương Cà Mau vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương xem xét ghi nhận cho tỉnh Cà Mau phát triển thêm 41 dự án nguồn điện mới. Trong đó, 29 dự án điện gió trên bờ, gần bờ, ngoài khơi; 10 dự án (gồm điện khí và các nguồn điện khác), cùng 2 dự án điện gió, mặt trời phục vụ sản xuất hydro.
Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam Chuyển dịch năng lượng nhìn từ Quy hoạch điện VIII của Việt Nam

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nhu cầu trong tương lai, nguồn cung cấp nhiên liệu, phát triển nguồn điện và khung pháp lý về năng lượng là các yếu tố chính trong Quy hoạch điện VIII cần xem xét trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII Nhận diện rủi ro tiến độ đầu tư nguồn điện LNG, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Theo tính toán về thời gian đầu tư dự án điện khí, điện gió ngoài khơi: Nếu tính từ lúc có Quy hoạch đến khi có thể vận hành, nhanh nhất cũng mất khoảng 8 năm, thậm chí trên 10 năm, trong khi kinh nghiệm phát triển nguồn điện này ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Nhưng theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 (chỉ còn 7 năm), công suất của 2 nguồn điện nêu trên phải đạt 28.400 MW... Vậy giải pháp nào để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đã đề ra? Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Theo Sở Công Thương Cà Mau: Mục tiêu phát triển điện gió theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 lên đến 27.880 MW. Tuy vậy, với xuất phát điểm như hiện tại mới chỉ có hơn 5.000 MW điện gió đang vận hành sẽ là con số mang nhiều thách thức, cần phải đưa ra nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu.

Sở Công Thương Cà Mau cho rằng: Vừa qua trong thời tiết nắng nóng, miền Bắc xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ và đang phải đối mặt với thừa nguồn, nhưng thiếu điện. Điều này xảy ra, là do lưới điện chưa được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ để đảm bảo yêu cầu truyền tải. Thêm vào đó, Nhà nước chỉ khuyến khích đầu tư nguồn điện cung cấp điện tại chỗ, hạn chế truyền tải đi xa để giảm tổn thất.

Trung tâm phụ tải tập trung nhiều ở các khu vực miền Trung và miền Bắc, nhưng nguồn điện sản xuất tại các khu vực này không đáp ứng kịp nhu cầu phụ tải. Trong khi đó, miền Nam có nhiều tiềm năng phát triển nguồn điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh nhưng lại xa trung tâm phụ tải.

Ngoài ra, ngành điện đang phải đối mặt với suy giảm nhanh về khả năng cung cấp nhiên liệu/năng lượng sơ cấp trong nước cho các dự án nguồn điện lớn. Quan điểm là phải nâng cao tính tự chủ của ngành điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, nên vấn đề lớn đặt ra là phải sản xuất nguồn năng lượng mới. Với tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ 221.000 MW, điện gió ngoài khơi 600.000 MW). Theo Quy hoạch điện VIII, ước tính nguồn điện gió ngoài khơi dùng để sản xuất năng lượng mới đến năm 2035 khoảng 15.000 MW và đến năm 2050 khoảng 240.000 MW.

Để thực hiện nhanh lộ trình chuyển đổi này cần có thêm nhiều cơ chế về sản xuất điện không nối lưới, cơ chế sản xuất năng lượng mới (về giá, về thị trường) để kích thích các hình thức đầu tư. Điển hình như ở Cà Mau, với nguồn điện năng lượng tái tạo rất lớn, điện gió khoảng 12.018 MW, điện mặt trời khoảng 2.846 MW. Tuy nhiên, theo thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, công suất nguồn điện nối lưới cho phép thực hiện ở Cà Mau chỉ khoảng 1.200 MW, nhưng trong đó có gần 1.000 MW là các dự án đang triển khai được chuyển tiếp thực hiện, lượng công suất tăng thêm rất ít so với tiềm năng.

Sở Công Thương Cà Mau cho biết: Đã có nhà đầu tư đến tỉnh Cà Mau đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo để đề xuất thực hiện dự án sản xuất năng lượng mới (hydro xanh và amoniac xanh). Nhà đầu tư có nhiều, tiềm năng cũng dồi dào, nhưng cơ chế lại hạn chế, chưa theo kịp được xu hướng quy hoạch phát triển.

Bên cạnh đó, xuất khẩu điện đã được đề cập trong Quy hoạch điện VIII, với lộ trình phấn đấu đến năm 2030 xuất khẩu điện khoảng 5.000 - 10.000 MW. Theo đánh giá, vùng biển tỉnh Cà Mau và các tỉnh lân cận có nhiều lợi thế để sản xuất điện năng lượng tái tạo để xuất khẩu.

Từ các vấn đề nêu trên, Sở Công Thương Cà Mau kiến nghị Bộ Công Thương một số nội dung như sau:

Thứ nhất: Sớm hoàn thiện và ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Trong đó, xem xét cân đối phân bổ công suất giữa vùng phụ tải cao và vùng tiềm năng lớn.

Thứ hai: Xem xét ghi nhận cho tỉnh Cà Mau phát triển thêm nguồn với 41 dự án mới. Trong đó, 29 dự án điện gió trên bờ, gần bờ, ngoài khơi (tổng công suất 7.712 MW); 10 dự án điện khí và các nguồn điện khác (tổng công suất 11.934 MW); điện gió, điện mặt trời không nối lưới mà để sản xuất hydro và xuất khẩu điện (tổng công suất 4.950 - 11.450 MW). Các nhà máy sản xuất hydro có tổng công suất 82.248 tấn/năm).

Thứ ba: Kiến nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành thêm các quy định về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt là năng lượng tái tạo không nối lưới (tự dùng) để sản xuất, hoặc xuất khẩu. Trong đó, quy định rõ và đồng bộ giữa các hạng mục đầu tư./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động