Kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng dầu khí còn lại tại Lô 15-1
08:09 | 19/05/2025
![]() Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược năng lượng quốc gia và Quy hoạch tổng thể năng lượng Quốc gia đã chỉ rõ nhu cầu về nhập khẩu năng lượng của Việt Nam trong tương lai. Với Liên bang Nga, “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2035” đã được ban hành. Trên cơ sở phân tích các chiến lược về năng lượng của Việt Nam và Liên bang Nga, trong khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu với bạn đọc một số vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu các nguồn năng lượng (đặc biệt là dầu, khí, than) từ Nga của Việt Nam. |
![]() Qua nghiên cứu “Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2035” (Energy Strategy of Russia - ESR) của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Chúng ta có nhiều cơ hội, thế mạnh để nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt, than... từ Liên bang Nga, nhưng cũng có nhiều điểm yếu, thách thức không dễ vượt qua. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần ‘tận dụng cơ hội’ và ‘xử lý thông minh’ các thách thức trong khuôn khổ của Ủy ban Hợp tác Liên Chính phủ để nhập khẩu các dạng năng lượng từ Nga trong tương lai tới. |
Lô 15-1 nằm trong bồn trũng Cửu Long thuộc phần lục địa phía Nam Việt Nam, bao gồm các mỏ dầu khí đang được khai thác: Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Nâu và Sư Tử Trắng. Cụ thể:
1. Mỏ Sư Tử Đen được phát hiện năm 2000, công bố thương mại vào ngày 8/8/2001 và cho dòng dầu đầu tiên vào 29/10/2003.
2. Mỏ Sư Tử Đen Đông Bắc, một phần của Mỏ Sư Tử Đen tiếp tục được Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (CLJOC) [*] đưa vào khai thác tháng 4/2010.
3. Mỏ Sư Tử Vàng được phát hiện vào ngày 23/10/2001, đưa vào khai thác từ ngày 14/10/2008.
4. Các mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc và Sư Tử Vàng Tây Nam lần lượt đón dòng dầu đầu tiên vào tháng 11/2013 và tháng 9/2014.
5. Mỏ Sư Tử Nâu được phát hiện vào tháng 9/2005 và chính thức cho dòng dầu đầu tiên vào tháng 9/2014.
6. Mỏ khí Sư Tử Trắng được phát hiện vào ngày 19/11/2003. Tháng 11/2016, mỏ Sư Tử Trắng bắt đầu đi vào khai thác giai đoạn 1. Tiếp theo đó (vào tháng 6/2021) mỏ Sư Tử Trắng ghi nhận cột mốc mới giai đoạn 2A, đón nhận dòng khí đầu tiên.
Với các mỏ được phát hiện và đưa vào phát triển khai thác liên tục, CLJOC đã trở thành nhà khai thác dầu lớn thứ 2 tại Việt Nam, với các cột mốc sản lượng:
- 100 triệu thùng dầu (tháng 12/2007).
- 200 triệu thùng (tháng 3/2011).
- 300 triệu thùng (tháng 6/2016).
- 350 triệu thùng (năm 2019).
- 400 triệu thùng (ngày 11/11/2022).
Tính đến tháng 4/2025, CLJOC đã khai thác 427 triệu thùng dầu, hơn 12 tỷ mét khối khí, doanh thu 30 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 15 tỷ USD.
[*] Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (CLJOC) được thành lập ngày 16/9/1998 trên cơ sở Hợp đồng dầu khí Lô 15-1 giữa Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) và tổ hợp các nhà thầu, hiện tại gồm PVEP, Công ty Perenco, Công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC), Tập đoàn SK và Công ty Geopetrol.
![]() |
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cùng Chủ tịch PVN Lê Mạnh Hùng đón dòng dầu từ cụm mỏ Sư Tử (ngày 17/5/2025). Nguồn: VGP. |
Thông tin từ nhà điều hành cho biết: Thời hạn của Liên doanh chỉ còn 4 tháng nữa là hết hạn. PVEP và CLJOC cũng đã thăm dò, đánh giá trữ lượng ở Lô 15-1 và thấy còn tiềm năng rất lớn, tới 70-80 triệu thùng dầu. Và một điều cực kỳ có lợi cho phía Việt Nam (là nếu được gia hạn hợp đồng), PVEP sẽ chiếm 59% cổ phần và trở thành nhà điều hành chính của Liên doanh.
Do đó, việc sớm hoàn tất các thủ tục để gia hạn hợp đồng dầu khí Lô 15-1 sẽ là cơ hội lớn để có thêm nguồn dầu, khí mới bổ sung cho kế hoạch khai thác của PVN, PVEP trong thời gian sắp tới./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM