RSS Feed for Tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 1]: Tổng quan năm 2020-2021 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 00:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 1]: Tổng quan năm 2020-2021

 - Nội dung chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập đến tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu năm 2020 - 2021 gồm 4 vấn đề: (1) Tổng quan tiêu thụ toàn cầu, các châu lục, nhóm nước và các nước; (2) Thực trạng cơ cấu tiêu thụ toàn cầu, các châu lục, nhóm nước và các nước; (3) Tiêu thụ bình quân đầu người toàn cầu, các châu lục, nhóm nước và các nước; (4) Tình hình tiêu thụ của Việt Nam năm 2020 - 2021 và các vấn đề cần phải quan tâm trong thời gian tới.
Tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên toàn cầu giảm sâu: Tín hiệu tích cực, hay thụ động? Tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên toàn cầu giảm sâu: Tín hiệu tích cực, hay thụ động?

Hệ thống năng lượng sơ cấp (NLSC) toàn cầu năm 2020 có sự kết hợp của đại dịch Covid-19, cùng với nỗ lực giảm thiểu tác động của nó đã dẫn đến những phát triển và vượt trội chưa từng có trong thời bình hiện đại.

So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới

So với thế giới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á - Thái Bình Dương, 56,4% bình quân của thế giới và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của nước ta và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.


KỲ 1: TỔNG QUAN TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP NĂM 2020 - 2021 TRÊN TOÀN CẦU, CÁC CHÂU LỤC, NHÓM NƯỚC VÀ CÁC NƯỚC

Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp (NLSC) năm 2020 - 2021 của toàn thế giới, từng châu lục, khu vực và các nước được nêu ở bảng 1.

Bảng 1. Tổng tiêu thụ NLSC của thế giới và các khu vực năm 2020 - 2021. Đơn vị tính: EJ.

Quốc gia/Châu lục

2020

2021

Tốc độ tăng trưởng

Tỉ trọng năm 2021

2021

2011-2021

Bắc Mỹ

108,79

113,70

4,8%

-0,1%

19,1%

Nam & Trung Mỹ

26,66

28,46

7,0%

0,3%

4,8%

Châu Âu

78,93

82,38

4,7%

-0,6%

13,8%

CIS

37,46

40,32

7,9%

0,9%

6,8%

Các nước Trung Đông

36,60

37,84

3,7%

2,2%

6,4%

Châu Phi

18,89

19,99

6,2%

2,1%

3,4%

Châu Á-TBD

256,69

272,45

6,4%

2,8%

45,8%

Toàn Thế giới

564,01

595,15

5,8%

1,3%

100,0%

- OECD

220,20

229,89

4,7%

-0,2%

38,6%

- Ngoài OECD

343,82

365,26

6,5%

2,4%

61,4%

- EU

57,07

60,11

5,6%

-0,6%

10,1%

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy 2022 | 71st edition.

Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng được điều chỉnh cho các năm nhuận. EJ = Exajoules =1 x 1018 joules.

Trong báo cáo này, năng lượng sơ cấp (bao gồm các loại nhiên liệu được giao dịch thương mại và năng lượng tái tạo hiện đại).

Năng lượng từ tất cả các nguồn sản xuất điện phi hóa thạch được tính trên cơ sở đầu vào tương đương. Xem phụ lục hoặc bp.com/statisticalreview để biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Hình 1. Tổng tiêu thụ NLSC (EJ) của các nước đại diện năm 2020 - 2021:

Tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 1]: Tổng quan năm 2020-2021

Ghi chú: 30 nước đại diện có mức NLSC năm 2021 bằng hoặc lớn hơn của Singapo (3,44 EJ).

Qua bảng 1 và hình 1 nêu trên cho thấy:

Tổng NLSC tiêu thụ toàn cầu năm 2021 tăng 5,8% so với năm 2020 và trong giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 1,3%/năm.

Tuy nhiên, tiêu thụ NLSC của từng châu lục, khu vực có khác biệt với bức tranh chung của thế giới. Cụ thể là:

Bắc Mỹ: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 4,8%, nhưng giảm nhẹ 0,56% so với năm 2011, cả giai đoạn 2011 - 2021 giảm bình quân 0,1%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 19,1% tiêu thụ NLSC toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 21,95%).

Nam và Trung Mỹ: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 7,0% và so với năm 2011 tăng 2,67%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 0,3%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 4,8% tiêu thụ NLSC toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 5,33%).

Châu Âu: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 4,7% và giảm 5,87% so với năm 2011, cả giai đoạn 2011 - 2021 giảm bình quân 0,6%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 13,8% tiêu thụ NLSC toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 16,8%).

Khối CIS: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 7,9% và so với năm 2011 tăng tương đối cao, tới 9,12%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 0,9%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 6,8% tiêu thụ NLSC toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 7,1%), nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng của một số khu vực tăng cao hơn.

Các nước Trung Đông: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 3,7% và so với năm 2011 tăng cao, tới 23,95%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 2,2%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 6,4% tiêu thụ NLSC toàn cầu, tăng so với năm 2011 (chiếm 5,87%).

Châu Phi: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 6,2% và so với năm 2011 tăng cao, tới 23,32%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 2,1%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 3,4% tiêu thụ NLSC toàn cầu, tăng so với năm 2011 (chiếm 3,12%).

Châu Á - Thái Bình Dương: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 6,4% và so với năm 2011 tăng cao, tới 31,20%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 2,8%/năm, là châu lục có mức tăng cao nhất trong năm 2021 và cả giai đoạn 2011 - 2021. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 45,8% tiêu thụ NLSC toàn cầu, tăng cao so với năm 2011 (chiếm 39,87%). Trung Quốc có tổng NLSC lớn nhất thế giới với 157,65 EJ.

Khối OECD: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 4,7% và so với năm 2011 giảm 1,74%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 giảm nhẹ bình quân 0,2%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 38,6% tiêu thụ NLSC trên toàn thế giới, giảm mạnh so với năm 2011 (chiếm 44,93%).

Khối ngoài OECD: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 6,5% và so với năm 2011 tăng cao, tới 27,30%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 tăng bình quân 2,4%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 61,4% tiêu thụ NLSC toàn cầu, tăng so với năm 2011 (chiếm 55,07%).

Khối EU: Năm 2021 tăng so với năm 2020 là 5,6% và so với năm 2011 giảm 5,88%. Cả giai đoạn 2011 - 2021 giảm bình quân 0,6%/năm. Năm 2021 chiếm tỷ trọng 10,1% tiêu thụ NLSC toàn cầu, giảm so với năm 2011 (chiếm 12,27%).

Tình hình các nước: Tình hình các nước nói chung có sự phân hóa mạnh, năm 2021 hầu hết các nước có NLSC tiêu thụ tăng với các mức tăng khác nhau, chỉ có một số ít nước giảm. Tương tự cả giai đoạn 2011 - 2021 có nhiều nước giảm (chủ yếu là các nước phát triển) song cũng có nhiều nước tăng (chủ yếu là các nước đang phát triển). Cụ thể là:

Năm 2021: Các nước có mức tiêu thụ NLSC tăng cao trên 10% gồm có: Cô-lôm-bi-a (11,3%), E-cu-a-do (16,4%), Pê-ru (15,8%), Trung Mỹ (12,7%), các nước Ca-ri-bê khác (13,0%), Bỉ (12,2%), Bun-ga-ri (12,6%), E-xtôn-nhi-a (12,5%), Turkmenistan (20,2%), Ô-man (12,6%), Ma-rốc (10,8%), các nước Bắc Phi khác (17,5%), Ấn Độ (10,4%), Pa-ki-xtan (10,0%).

Các nước tiêu thụ chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ 1% trở lên) gồm có: Trung Quốc (26,5%), Mỹ (15,6%), Ấn Độ (6,0%), LB Nga (5,3%), Nhật Bản (3,0%), Ca-na-đa (2,3%), Bra-zin (2,1%), LB Đức (2,1%), Nam Triều Tiên (2,1%), I-ran (2,0%), Ả-rập Xê-ud (1,8%), Pháp (1,6%), In-đô-nê-xi-a (1,4%), VQ Anh (1,2%), Mê-hi-cô (1,1%), Ý (1,1%), Thổ Nhĩ Kỳ (1,1%), Úc (1,0%).

Giai đoạn 2011 - 2021: Các nước có tốc độ tiêu thụ bình quân hằng năm tăng cao (3%/năm trở lên) gồm có: Thổ Nhĩ Kỳ (3,5%), Turkmenistan (4,9%), I-rắc (4,2%), Ô-man (4,8%), Qatar (3,2%), An-giê-ri (4,0%), Bắc Phi (3,4%), Trung Phi (3,6%), Tây Phi (5,6%), các nước Bắc Phi khác (3,0%), Băng-la-dét (5,4%), Trung Quốc (3,4%), Ấn Độ (4,0%), Pa-ki-xtan (3,8%), Phi-líp-pin (4,6%), Xri-lan-ka (3,5%), Việt Nam (7,2%), các nước châu Á-TBD khác (4,1%).

Một số nước có tốc độ tiêu thụ bình quân hằng năm giảm sâu (-2%/năm trở lên) gồm có: Vê-nê-zu-ê-la (-5,3%), U-crai-na (-4,5%), Hồng Kông (TQ) (-3,0%), Hy Lạp (-2,2%), Trinidad & Tobago (-2,9%).

(Kỳ tới: Thực trạng cơ cấu năng lượng sơ cấp tiêu thụ toàn cầu, các châu lục, nhóm nước và các nước)

PGS,TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM; KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG - EPU

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động