RSS Feed for Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 1]: Tổng quan năm 2022 và kế hoạch năm 2023 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 06:50
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 1]: Tổng quan năm 2022 và kế hoạch năm 2023

 - Năm 2022, kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn. Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), công tác quản trị biến động đã được triển khai trong 3 năm (từ 2020) là yếu tố quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động của Tập đoàn trong thời gian qua. Với phương châm hành động “Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững”, PVN triển khai kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh thành công. Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp, đánh giá những thành tựu đã đạt được của ngành Dầu khí Việt Nam, nhận định khó khăn, thách thức và triển vọng trong tương lai tới. Trân trọng gửi tới bạn đọc.
Giá dầu thế giới năm 2023 - Những yếu tố tích cực và bất lợi cần lưu ý Giá dầu thế giới năm 2023 - Những yếu tố tích cực và bất lợi cần lưu ý

Những tháng đầu năm 2023, thị trường dầu khí thế giới dồn dập bị tác động bởi các thông tin tích cực và những thông tin bất lợi. Những thông tin này làm giá dầu thế giới tăng giảm nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, và dự báo cho các hoạt động đầu tư tiếp theo, mà ở cấp độ quốc gia cũng bị ảnh hưởng trong việc điều hành kinh tế. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, những yếu tố chính tác động lên giá dầu thế giới năm 2023 là gì và giá dầu 2023 sẽ dao động khoảng nào cần được xem xét? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).

Dự báo thị trường khoan dầu khí năm 2023 [kỳ cuối]: Giá thuê giàn khoan tại Việt Nam Dự báo thị trường khoan dầu khí năm 2023 [kỳ cuối]: Giá thuê giàn khoan tại Việt Nam

Trên cơ sở dự báo của Westwood về giá thuê và nhu cầu thuê giàn khoan trong khu vực cùng với chi phí nhiên liệu, nhân công, các dịch vụ đi kèm trên thị trường tăng cao... chuyên gia của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) nhận định: Giá thuê giàn khoan tự nâng tại Việt Nam có thể sẽ tăng từ 10 - 30%.

Dự báo thị trường khoan dầu khí năm 2023 [kỳ 2]: Giá thuê giàn trên thế giới năm 2022 Dự báo thị trường khoan dầu khí năm 2023 [kỳ 2]: Giá thuê giàn trên thế giới năm 2022

Tùy điều kiện địa lý mực nước biển nông, hoặc sâu và mức độ hiện đại của giàn khoan, nhưng theo đánh giá của bộ phận điều hành của hãng tàu khoan Transocean và Seadrill: Mức giá thuê giàn sẽ đạt 500.000 USD/ngày cho những tàu khoan hiện đại. Điều này không phải thiếu căn cứ, bởi năm 2022, Transocean vừa thông báo thắng thầu đối với các tàu khoan của họ ở Vịnh Mexico của Hoa Kỳ, có giá thuê là 440.000 USD/ngày. Còn theo phân tích của Công ty Esgian thì cho thấy, nhiều tàu khoan hiện đại nước sâu có giá cho thuê vượt 350.000 USD/ngày...

Dự báo thị trường khoan dầu khí năm 2023 [kỳ 1]: Tổng quan giàn khoan trên thế giới năm 2022 Dự báo thị trường khoan dầu khí năm 2023 [kỳ 1]: Tổng quan giàn khoan trên thế giới năm 2022

Trong chuyên đề “Thị trường giàn khoan dầu khí thế giới năm 2022 và dự báo giá thuê giàn khoan năm 2023”, chuyên gia của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) sẽ cập nhật tổng quan số lượng giàn khoan dầu khí, giá thuê giàn trên thế giới năm 2022; tham khảo giá thuê tại một số dự án trên thế giới năm 2022, 2023; cũng như các nghiên cứu về thị trường giàn khoan tại Việt Nam và giá thuê giàn khoan của PVEP năm 2022, ước năm 2023... Rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của chuyên gia và bạn đọc.

Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Thay đổi cơ bản của Luật Dầu khí và chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Luật Dầu khí (sửa đổi) đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (ngày 14/11/2022) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động dầu khí. Nhân dịp này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, nhận định về những thay đổi cơ bản của Luật, cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (bao gồm phát triển các dự án mỏ mới, mỏ tận thu; mở rộng các cụm mỏ hiện hữu và các đề án tìm kiếm, thăm dò dầu khí...).

KỲ 1: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2023

I. Kết quả sản xuất, kinh doanh:

Ngay từ đầu năm 2022 PVN đã xây dựng 6 nhóm giải pháp để tận dụng tối đa diễn biến thuận lợi của giá dầu, giảm nhẹ và loại bỏ các bất lợi do tình hình quốc tế. Do đó, PVN đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp giao, góp phần rất quan trọng vào Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước sau đại dịch Covid-19 và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tất cả các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn đều vượt so với năm 2021, hoặc kế hoạch giao năm 2022. Cụ thể:

1/ Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 16,97 triệu tấn (trong đó ở trong nước đạt 14,77 triệu tấn quy dầu và ở nước ngoài đạt 2,2 triệu tấn), vượt 21,2% kế hoạch năm 2022, tăng 26% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 13,51 triệu tấn quy dầu).

2/ Sản lượng khai thác dầu hoàn thành kế hoạch cả năm (8,74 triệu tấn) trước 2 tháng 11 ngày, đạt 10,84 triệu tấn, tương đương với mức thực hiện năm 2021. Trong đó, dầu trong nước 7,04 triệu tấn, dầu ở nước ngoài 1,70 triệu tấn.

3/ Sản lượng khai thác khí đạt 8,08 tỷ m3, bằng 89% kế hoạch năm, tăng 8,3% so với thực hiện năm 2021.

4/ Sản xuất điện đạt 17,64 tỷ kWh, bằng 92% kế hoạch năm (19,22 tỷ kWh), tăng 10,2% so với thực hiện năm 2021.

5/ Sản xuất đạm hoàn thành kế hoạch cả năm (1,60 triệu tấn) trước 1 tháng 14 ngày, đạt 1,84 triệu tấn.

6/ Sản xuất xăng dầu đạt 6,96 triệu tấn, tăng 9,1% so với năm 2021.

7/ Đưa 5 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, gồm: Công trình H4 lô PM3- CAA (ngày 30/4/2022), mỏ Đại Nguyệt (ngày 8/8/2022), giàn RC- 10 (ngày 28/10/2022), giàn CTC-2 mỏ Cá Tầm (ngày 28/10/2022), giàn RCRB-1 (ngày 17/11/2022).

II Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính:

Với giá dầu Brent trung bình năm 2022 đạt 101 USD/thùng, tăng 27,5 USD/thùng so với mức giá dầu trung bình năm 2021 (73,5 USD/thùng) và các chỉ tiêu sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 đến 8 tháng - thiết lập mức kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận sau 61 năm xây dựng và phát triển. Cụ thể:

1/ Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, năm 2022 đạt 931,2 nghìn tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch năm, tăng 48% so với thực hiện năm 2021.

2/ Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 6 tháng, năm 2022 đạt 170,6 nghìn tỷ đồng, vượt 2,64 lần kế hoạch năm, tăng 52% so với thực hiện năm 2021.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động PVN năm 2022 còn gặp những khó khăn, tồn tại, có thể tiếp tục ảnh hưởng kéo dài cho năm 2023 và những năm tiếp theo. Cụ thể:

III. Các khó khăn, tồn tại do khách quan:

1/ Các mỏ dầu khí lớn ở khu vực truyền thống đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên, còn các lô/mỏ nhận lại từ nhà thầu nước ngoài hiện chưa có cơ chế vận hành.

2/ Việc đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò gia tăng trữ lượng ở trong nước và nước ngoài gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và thủ tục.

3/ Tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn.

4/ Các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách vẫn chưa được tháo gỡ: Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với thực tế hoạt động của PVN và cơ chế phân cấp cho PVN chưa đủ hiệu quả.

IV. Các khó khăn, tồn tại do chủ quan:

1/ Hệ số bù trữ lượng dầu khí (giữa gia tăng trữ lượng dầu khí và sản lượng khai thác ở trong nước) năm 2022 đạt 0,87 lần - mức cao nhất trong 6 năm gần đây (kể từ 2016), nhưng vẫn chưa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn trong những năm tới.

2/ Các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, dự án điện cấp bách như: Chuỗi dự án khí - điện Lô B, Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, dự án điện Long Phú 1, dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ, cần sớm nhận được sự tháo gỡ từ cấp có thẩm quyền.

3/ Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định. Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn đã được ban hành, nhưng chưa đáp ứng kỳ vọng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Quỹ tìm kiếm, thăm dò không được phép trích lập sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lĩnh vực cốt lõi (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) của Tập đoàn trong thời gian tới.

4/ Cơ chế, chính sách ưu tiên huy động nguồn năng lượng tái tạo đã ảnh hưởng đến khai thác, phân phối khí, sản xuất điện của PVN không chỉ trong năm 2022 và dự báo kéo dài trong những năm tiếp theo.

5/ Thủ tục giải quyết các vấn đề mất nhiều thời gian do trình tự phải trình, phải thông qua/đóng góp ý kiến của nhiều cơ quan có thẩm quyền trước khi cơ quan được giao chủ trì quyết định.

6/ Hệ thống đo lường kết quả công việc, năng suất lao động cần sớm hoàn thiện để có cơ sở cải tiến hệ thống tiền lương và có những chế độ, chính sách phù hợp.

V. Các chỉ tiêu, kế hoạch sản lượng năm 2023:

I

Gia tăng trữ lượng

Triệu tấn quy đổi

8-16

II

Khai thác Dầu khí

Triệu tấn quy đổi

15,23

1

Dầu thô

Triệu tấn

9,29

1.1

Trong nước

Triệu tấn

7,52

1.2

Ngoài nước

Triệu tấn

1,77

2

Khí

Tỷ m3

5,94

III

Sản xuất sản phẩm

1

Điện

Tỷ kWh

24,0

2

Đạm

Nghìn tấn

1.600

3

Xăng dầu các loại (không bao gồm Nghi Sơn)

Nghìn tấn

5.526

4

LPG (không bao gồm Nghi Sơn)

Nghìn tấn

767

IV

Chỉ tiêu tài chính toàn TĐ

1

Doanh thu toàn TĐ (không gồm NSRP)

1.000 tỷ đồng

677,7

2

Nộp ngân sách (không gồm NSRP)

1.000 tỷ đồng

78,3

V

Giá trị thực hiện đầu tư

1.000 tỷ đồng

57,72

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng kế hoạch năm 2023 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Quốc hội đã thông qua kế hoạch dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 (Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022), với phương án giá dầu năm 2023 là 70 USD/thùng.

Để đạt được các chỉ tiêu trên cho năm 2023, PVN đã đặt ra các giải pháp cho từng lĩnh vực hoạt động của mình. Một số giải pháp được liệt kê dưới đây:

1/ Lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí:

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dầu khí và triển khai công tác điều tra cơ bản trên Biển Đông, thực hiện kế hoạch tìm kiếm, thăm dò năm 2023 theo chương trình, tiến độ các hợp đồng dầu khí.

- Đẩy mạnh nghiên cứu G&G (địa chất, địa vật lý) để lựa chọn, tối ưu hoá vị trí các giếng khoan theo kế hoạch. Rà soát, xem xét khả năng gia tăng trữ lượng từ các giếng khoan phát triển khai thác.

- Tập trung tìm kiếm các dự án ở trong nước, ở chính các dự án hiện có, các lô mở ở Việt Nam, các cơ hội nhận chuyển nhượng các dự án có tiềm năng phát hiện dầu khí, cơ hội thực hiện quyền ưu tiên mua trước trong các hợp đồng dầu khí. Hoàn thành gia hạn/ký mới các PSC (hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí) của các lô sắp hết hạn hợp đồng.

- Khai thác an toàn, hiệu quả các mỏ đang và sẽ khai thác; thực hiện các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu, nhằm đạt sản lượng khai thác năm 2023 theo đúng kế hoạch đề ra.

- Chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho công tác chuẩn bị thi công, phương án thi công tại các dự án, trong đó, chú trọng đến kế hoạch huy động giàn, mua sắm vật tư... một cách khoa học để không bị động và đạt được giá thành thấp.

- Theo dõi chặt chẽ công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nhận diện rủi ro khả năng hệ thống thiết bị bị sự cố và lập biện pháp phòng ngừa/giảm nhẹ thiệt hại.

- Xây dựng chiến lược tận khai thác các dự án sắp hết hạn hợp đồng dầu khí để sẵn sàng tiếp nhận khi các nhà điều hành hoàn trả.

2/ Lĩnh vực công nghiệp khí:

- Xây dựng kế hoạch/phương án và tổ chức/phối hợp thực hiện bảo dưỡng sửa chữa, vận hành tối ưu các hệ thống khí. Kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo hệ thống thiết bị luôn sẵn sàng cung cấp khí, sản phẩm khí tối đa cho các khách hàng. Đẩy mạnh phát triển thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hộ tiêu thụ.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh LPG trên nguyên tắc tiêu thụ toàn bộ, hiệu quả sản lượng sản xuất tại GPP Dinh Cố, Cà Mau, song song với sản lượng LPG bao tiêu/tiêu thụ tối đa của BSR. Tổ chức kinh doanh hiệu quả sản lượng LPG nhập khẩu, xuất khẩu. Đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng LPG có giá cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần trong và ngoài nước.

- Tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường để đưa ra các quyết định kịp thời trong kinh doanh, phù hợp với diễn biến của thị trường.

- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ, hiệu quả đầu tư dự án; ưu tiên thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực chính, đáp ứng kịp thời nhu cầu khí của các hộ tiêu thụ, chiếm lĩnh thị trường... Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tham gia sản xuất ống thép, bọc ống cho dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn.

- Tập trung công tác đàm phán, ký kết/quản lý/khai thác có hiệu quả các hợp đồng/phụ lục hợp đồng mua bán khí/LNG/LPG và dịch vụ liên quan. Tăng cường công tác nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn khí mới bổ sung cho nguồn khí thiếu hụt trong nước.

3/ Lĩnh vực chế biến, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí:

- Duy trì đảm bảo vận hành các nhà máy an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các mối nguy và xây dựng, triển khai các giải pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả, đặc biệt đối với các thiết bị quan trọng/tối quan trọng của các nhà máy.

- Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công công tác bảo dưỡng sửa chữa tổng thể các nhà máy: Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Đạm Cà Mau đảm bảo an toàn, chất lượng, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian triển khai so với kế hoạch. Phát huy tối đa việc sử dụng các nguồn lực tại chỗ trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa.

- Thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, cũng như tiến độ nhận hàng của khách hàng để ứng phó kịp thời khi thị trường phát sinh tình huống bất lợi.

- Đàm phán với các bên góp vốn nước ngoài thực hiện phương án tái cấu trúc toàn diện Lọc dầu Nghi Sơn theo đúng bản chất kinh tế, đảm bảo hoạt động hiệu quả và công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa các bên.

4/ Lĩnh vực công nghiệp điện:

- Phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tiết Điện lực, EVN, A0, các nhà cung cấp nhiên liệu (khí, than, dầu...) trong quá trình vận hành, đáp ứng đủ khí, than cho sản xuất; sẵn sàng các điều kiện để đáp ứng tối đa yêu cầu huy động của EVN/A0 trên cơ sở tối ưu hóa hiệu quả.

- Bám sát thị trường điện cạnh tranh, tình hình khí hậu thủy văn để xây dựng chiến lược chào giá hiệu quả, vận hành tối ưu các nhà máy điện; xây dựng biện pháp thi công sửa chữa bảo dưỡng tối ưu các nhà máy điện nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy.

- Có phương án phân phối khí đảm bảo cung cấp tối ưu khí cho các nhà máy điện để vận hành ổn định và tham gia thị trường hiệu quả.

- Đầu tư, hợp tác đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi ngay sau khi được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền, nhằm dùng chung và chia sẻ nguồn lực con người, phương tiện, thiết bị với các hoạt động của ngành dầu khí biển, tận dụng năng lực kinh nghiệm về thiết kế, xây dựng, bảo trì và vận hành các công trình khai thác dầu khí, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

5/ Lĩnh vực dịch vụ dầu khí:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển các loại hình dịch vụ cốt lõi, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu các dịch vụ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài.

- Duy trì, giữ vững thị trường dịch vụ hiện có. Tích cực theo dõi, bám sát tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Tập đoàn, cũng như các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, các dự án đầu tư phát triển của các nhà thầu dầu khí trong nước và trong khu vực để kịp thời cung cấp, đáp ứng các nhu cầu dịch vụ.

- Tăng cường công tác phát triển kinh doanh, mở rộng phát triển thị trường ngoài ngành và quốc tế v.v…

Kỳ 2: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động