RSS Feed for Sắc lệnh ESO trong khủng hoảng thiếu điện của Đức có gì đặc biệt? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 02/05/2024 00:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sắc lệnh ESO trong khủng hoảng thiếu điện của Đức có gì đặc biệt?

 - Trong bối cảnh khủng hoảng thiếu năng lượng, để tránh đóng cửa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức đã áp dụng những giải pháp mang tính tình thế: Tiết kiệm năng lượng bằng luật pháp thông qua Sắc lệnh Tiết kiệm Năng lượng. Nhưng giảm bớt chiếu sáng ngoài phố còn có những lợi ích gì khác?
Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch? Tại sao nước Đức vẫn phải duy trì các nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch?

Câu hỏi trên con đường tiến đến phát thải - Net Zero luôn là bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo thì đủ điện? Tại sao với công suất đặt năng lượng tái tạo rất lớn (vượt 1,76 lần so với nhu cầu), nước Đức vẫn cần điện hạt nhân, than và đặc biệt là khí đốt của Nga?

Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ? Việt Nam cần bao nhiêu công suất năng lượng tái tạo là đủ?

Câu hỏi: Tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo phi thủy điện bao nhiêu là đủ đáp ứng nhu cầu điện? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ có điều chắc chắn là tỷ lệ đó không chỉ phụ thuộc vào bản thân công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) mà phụ thuộc lớn vào các nguồn điện giúp cân bằng NLTT trong hệ thống điện.

Sắc lệnh Tiết kiệm Năng lượng chính thức áp dụng từ ngày 1/9/2022:

Cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng đã khiến các thành phố trên khắp nước Đức phải tắt đèn vào ban đêm, kể cả các địa điểm công cộng như: Đài kỷ niệm, tòa thị chính, viện bảo tàng và thư viện… Kể từ ngày 1/9/022, Sắc lệnh Tiết kiệm Năng lượng (ESO - Energy Saving Ordinance) chính thức được ban hành và áp dụng, cấm chiếu sáng các tòa nhà công cộng từ bên ngoài. Trong khi đó, các bảng hiệu đèn neon có thể sáng trong vài giờ mỗi ngày và giảm nhiệt độ điều hòa, sưởi ấm. Ngoài việc tiết kiệm điện và tiền bạc, các thành phố tối hơn còn có nhiều mặt tích cực đối với khí hậu và có lợi về đa dạng sinh học.

Lễ hội Oktoberfest đang diễn ra ở Munich - một chủ đề gây tranh luận trên mạng xã hội vào tuần trước cho thấy sự kiện này rất ít liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, nhưng một mùa lễ hội năm nay có phần kém náo nhiệt hơn. Mặc dù thị trường Giáng sinh phải đến cuối tháng 11 mới mở cửa, nhưng một số biện pháp khác đã có hiệu lực. Rất đa dạng (bao gồm giới hạn sưởi ấm cho các tòa nhà công cộng, còn bảo tàng, nhà hát, tượng đài, điểm tham quan cũng tắt đèn vào ban đêm). Tại Thủ đô Berlin, quy định tắt đèn sớm áp dụng cho khoảng 200 điểm (bao gồm cả nhà thờ, cổng Brandenburg, cung điện Charlottenburg). Tại Thành phố Hamburg, đài phun nước Alster cũng dừng hoạt động sớm hơn hai tháng so với bình thường, dù mùa đông chưa đến.

Hiệp hội Bầu trời tối Quốc tế (IDA) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ ước tính khoảng một phần ba tổng số ánh sáng ngoài trời vào ban đêm không mang lại lợi ích gì. Ngay cả trước cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, việc tắt ánh sáng không cần thiết này sẽ tiết kiệm 3 tỷ USD mỗi năm, đồng thời giúp giảm ô nhiễm không khí và khí gây hiệu ứng nhà kính.

Với đạo luật ESO, các thành phố của Đức sẽ chỉ thắp một số đèn vào ban đêm, điều này không chỉ tiết kiệm tiền và điện mà còn có lợi cho sức khỏe con người, khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học.

Khía cạnh khác của sự ra đời sắc lệnh ESO của Đức:

Theo chuyên gia về biến đổi khí hậu Pavan Kumar thuộc Đại học Nông nghiệp Rhani Lakshmi Bai ở bang Uttar Pradesh (Ấn Độ): Chiếu sáng quá mức thải ra 12 triệu tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm, tương đương lượng khí thải hàng năm của ngành hàng không và đường biển của Ấn Độ.

Ngày nay, hơn 80% người dân trên toàn thế giới sống dưới bầu trời ô nhiễm ánh sáng. Ở Âu - Mỹ, con số này cao tới 99% - có nghĩa là mọi người không còn trải nghiệm bóng tối thực sự nữa. Ví dụ như ở Singapore, ban đêm trở nên sáng đến mức mắt của con người bây giờ phải vật lộn mới thích nghi với bóng tối thực sự.

Vì sao con người lại cần bóng tối? Câu hỏi đang được khoa học nghiên cứu và giải mã.

Theo đó, bóng tối vừa mang lại lợi ích cho môi trường và cho cả con người. Vừa đủ bóng tối vào ban đêm sẽ rất tốt cho sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh, mối liên quan giữa ánh sáng nhân tạo và chấn thương mắt, mất ngủ, béo phì và trong một số trường hợp còn gây trầm cảm.

"Khi cơ thể không sản xuất đủ hormone là do tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng trong căn hộ, hoặc phải làm việc theo ca, lúc này toàn bộ hoạt động của hệ thống đồng hồ sinh học sẽ trở nên lộn xộn" - nghiên cứu của tiến sĩ Christopher Kyba ở Trung tâm Khoa học Địa chất Đức vừa phát hiện ra.

Một nghiên cứu khác tiến hành năm 2020 ở Mỹ cũng cho thấy: Trẻ em và thanh thiếu niên sống ở những nơi có nhiều ánh sáng nhân tạo sẽ ngủ ít hơn và thường xuyên gặp các vấn đề về cảm xúc.

"Trong suốt quá trình tiến hóa, có một tín hiệu liên tục đến từ môi trường, bất luận ban ngày, hay ban đêm, âm lịch hay dương lịch, nếu phơi nhiễm ánh sáng mạnh, khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng" - Christopher Kyba nhấn mạnh thêm.

Ngoài con người, các loài vật khác cũng phải vật lộn để thích nghi với phơi nhiễm ánh sáng nhân tạo quá mức vào ban đêm. San hô chẳng hạn, sẽ không sinh sản như bình thường; các loài chim di cư có thể mất khả năng định hướng, còn những con rùa mới nở sẽ không biết hướng để bò leo lên cả đất liền, thay vì lặn xuống biển. Một nghiên cứu khác cho thấy, ước tính có khoảng 100 tỷ côn trùng ăn đêm chết ở Đức mỗi mùa hè do ánh sáng nhân tạo.

Động vật thường dựa vào mặt trăng để định hướng, một số loài côn trùng trở nên mất tập trung do đèn đường sáng và bay quanh ánh sáng suốt đêm. Sự kiệt sức sau đó có thể khiến chúng trở thành con mồi cho những loài vật khác, sinh sản kém và cuối cùng cạn kiệt loài, thậm chí còn tiệt chủng. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng: Cây trồng gần đèn đường thường thụ phấn ít hơn vào ban đêm và tạo ra ít quả hơn so với đồng loại mọc nơi khác có nhiều bóng tối hơn. Ngay cả cây ở xa đèn đường cũng bị tác động bởi ánh sáng vào ban đêm, ra chồi sớm hơn và rụng lá muộn hơn.

Các nhà khoa học ước tính hành tinh của chúng ta đang trở nên sáng hơn 2% mỗi năm. Vì vậy, làm mờ, hoặc tắt một phần đèn đường có thể là bước đầu tiên trong việc chống lại ô nhiễm ánh sáng và lâu dài sẽ tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên năng lượng cho tương lai./.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Link tham khảo:

https://www.telegraph.co.uk/travel/destinations/europe/visitors-european-cities-should-prepared-colder-darker-experience/

https://www.dw.com/en/7-ways-we-can-help-slow-climate-change/a-63151196

https://www.dw.com/en/energy-crisis-german-cities-turn-out-the-lights/a-63068829

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động