ROSATOM chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền về điện hạt nhân
08:45 | 01/11/2016
ROSATOM và Ấn Độ thỏa thuận phát triển công nghệ chiếu xạ
Triển khai giai đoạn 2 dự án điện hạt nhân Kudankulam
Tại sao Việt Nam cần điện hạt nhân?
Phát biểu Tại buổi hội thảo “Sự chấp nhận của công chúng - Vai trò của các cơ quan chuyên môn”, Tổng lãnh sự Cộng hòa Liên bang Nga tại Mumbai, ông Andrey Zhiltsov nói: “Đây là sự vinh dự của chúng tôi khi khẳng định rằng năng lượng nguyên tử của Nga nỗ lực đóng góp và hỗ trợ cho việc công nhận các chương trình điện hạt nhân quốc gia của Ấn Độ. Nga và Ấn Độ có thể tự hào về những thành tựu trong các lĩnh vực khác của hợp tác hạt nhân, về khoa học kỹ thuật và chu trình nhiên liệu hạt nhân. Chúng tôi ngoài ra cũng rất thành công khi hợp tác trong khuôn khổ các dự án quốc tế như ITER.”
Theo ông Aleksey Pimenov: “ROSATOM đặc biệt chú ý tới sự tương tác với cộng đồng và các bên liên quan trong nước, nơi các nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng. Chúng tôi đã làm việc trong lĩnh vực này trong nhiều năm và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu nhất.”
Rất nhiều khía cạnh về an toàn môi trường và sự chấp nhận của công chúng với điện hạt nhân đã được thảo luận trong buổi hội thảo. Đặc biệt, các đại biểu được phổ biến về công nghệ độc đáo của các lò phản ứng VVER của Nga và sự vận hành các lò phản ứng tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vai trò của điện hạt nhân trong việc giảm các tác động tiêu cực của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng là một chủ đề quan trọng được thảo luận.
Các đại biểu lưu ý rằng, hiện nay rất nhiều các quốc gia đang triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân đều nhận thức rằng việc chấp nhận của công chúng là yếu tố toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án nói riêng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp điện hạt nhân nói chung.
Diễn đàn thường niên về Năng lượng Hạt nhân Ấn Độ là triển lãm chính của Ấn Độ về điện hạt nhân, nơi tập trung các lãnh đạo trong ngành từ các quốc gia khác nhau có quan tâm đến ngành công nghiệp này trong khu vực. Sự kiện này được tổ chức bởi Cục Năng lượng Nguyên tử và Hợp tác Năng lượng Hạt nhân Ấn Độ. Diễn đàn có sự tham gia của khoảng 200 đại biểu và 6.000 khách.
Nhà máy Điện Hạt nhân Kudankulam được xây dựng tại Ấn Độ theo thỏa thuận song phương ký ngày 20/11/1988, các phụ lục ký ngày 21/6/1998.
Năm 2002, việc xây dựng hai tổ máy đầu tiên với lò phản ứng VVER-1000 (với tổng công suất 2,000 MW) đã bắt đầu dưới sự quản lý của Công ty Cổ phần Atomstroyexport của Nga.
Tổ máy số 1 của nhà máy điện hạt nhân Kudankulam đã được kết nối lưới điện năm 2013. Tổ máy thứ 2 được khởi công vào tháng 10/2016. Lộ trình “Hai mươi - Mười hai”, được ký ngày 11/21/2014, trong hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ ở Delhi cho phép thi công ít nhất 12 tổ máy của nhà máy điện hạt nhân theo thiết kế của Nga trong vòng 20 năm tới.
ROSATOM bao gồm 350 doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu phát triển. ROSATOM là một trong những tập đoàn dẫn đầu trong thị trường công nghệ hạt nhân toàn cầu, đứng đầu về số lượng nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới; đứng thứ hai về trữ lượng uranium và thứ ba về sản lượng.
Bên cạnh đó, ROSATOM đứng thứ hai về sản xuất năng lượng hạt nhân, cung cấp 36% thị trường thế giới về dịch vụ làm giàu uranium, và 17% của thị trường nhiên liệu hạt nhân. Hiện nay, 8 tổ máy đang được xây dựng tại Nga và 36 tổ máy được xây dựng tại nước ngoài.
NGUYỄN THÙY LINH