RSS Feed for Nồng độ khí thải nhà kính trên toàn cầu tăng kỷ lục | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 13:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nồng độ khí thải nhà kính trên toàn cầu tăng kỷ lục

 - Theo Báo cáo của Cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan và Trung tâm nghiên cứu chung thuộc Ủy ban châu Âu, nồng độ CO2 của Trung Quốc đã tăng vọt vào năm 2011 (tăng 9%, tương đương nước này sản sinh bình quân 7,2 tấn CO2 /người), lần đầu tiên đưa mức phát thải bình quân của nước này bằng mức của châu Âu, trong khi nồng độ khí nhà kính này trên toàn cầu một lần nữa đạt mức cao chưa từng có.

 

Theo Báo cáo của Cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan và Trung tâm nghiên cứu chung thuộc Ủy ban châu Âu, bình quân mỗi người dân Trung Quốc sản sinh ra 7,2 tấn CO2/người/năm.

27 nước Liên minh châu Âu thải ra 7,5 tấn CO2/người trong khi Hoa Kỳ vẫn là một trong số các nước phát thải CO2 hàng đầu thế giới, với 17,3 tấn/người vào năm 2011.

Trung Quốc và các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Ấn Độ lo ngại, việc cắt giảm phát thải sẽ làm chậm quá trình phát triển của họ, do đó họ tìm kiếm các thương lượng trong các thỏa ước khí hậu quốc tế. Theo lập luận của họ, vì các nước đang phát triển có phát thải bình quân thấp hơn các nước công nghiệp hóa, do đó họ không phải là đối tượng phải hạn chế phát thải CO2 giống như các nền kinh tế tiên tiến.

Nhìn chung, phát thải CO2 toàn cầu đã tăng 3%, đạt mức kỷ lục là 34 tỷ tấn. Mức tăng phát thải này gần bằng mức trung bình trong 10 năm là 2,7%.

Năm 2008, phát thải CO2 giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng lại tăng 5% vào năm 2010.

Tuy nhiên, phát thải CO2 từ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã giảm khoảng 2% vào năm 2011, phần lớn là do các điều kiện kinh tế suy yếu, mùa đông ấm áp và giá dầu mỏ cao.

Sự gia tăng phát thải CO2 ở Trung Quốc chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và cơn khát nhiên liệu hóa thạch. Nhập khẩu than đá của nước này đã tăng 10%, đưa Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu than đá lớn nhất thế giới.

Hoa Kỳ đã thông qua mục tiêu hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 20C vào năm 2050. Các nhà khoa học cho rằng mục tiêu này là khả thi miễn là phát thải CO2 tích tụ trong khoảng từ năm 2000 - 2050 không vượt quá ngưỡng từ 1.000 - 1.500 tấn.

Kể từ năm 2000, các hoạt động của con người đã thải ra khoảng 420 tỷ tấn CO2 vào khí quyển và với các xu hướng hiện nay, mức trần này sẽ đạt được trong vòng 2 thập kỷ tới.

Trung Quốc và Hoa Kỳ nắm giữ vị trí phát thải số 1 và số 2 thế giới, với mức phát thải CO2 trên toàn cầu lần lượt chiếm 29% và 16%. Tiếp theo là EU (11%), Ấn Độ (6%), Nga (5%) và Nhật Bản (4%).

>> Phương pháp tái chế CO2 thân thiện với môi trường
>> Năng lượng sạch - Sự lựa chọn toàn cầu
>> Xu hướng tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch trên thế giới

(Nguồn: vea.gov.vn/nasati)

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động